2.2THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT AJI-NO MOTO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.2.1 Quá trình nghiên cứu giá trị thương hiệu bột ngọt trên thị trường Việt Nam
MOTO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.2.1 Quá trình nghiên cứu giá trị thương hiệu bột ngọt trên thị trường Việt Nam Việt Nam
Giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO được nghiên cứu thông qua hai bước chính:
Bước 1, thực hiện nghiên cứu sơ bộ. Dựa trên cơ sở kế thừa có vận dụng cho phù hợp nghiên cứu về giá trị thương hiệu của hàng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam đã được thực hiện trước đây, đề tài đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm gồm 8 người. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát (câu hỏi chi tiết) đo lường các thành phần giá trị thương hiệu, từ đó thiết kế nên Bảng câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu chính thức (xem Phụ lục 1 về Bảng câu hỏi phỏng vấn)
Bước 2, thực hiện nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng nhằm mục đích thu thập ý kiến của họ về các thành phần của giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO có sự so sánh với bột ngọt VEDAN.
Theo kinh nghiệm của hầu hết các nhà nghiên cứu, kích thước mẫu (hay còn gọi là số người được chọn để phỏng vấn) tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn 5:1 (tức 5 mẫu cho mỗi câu hỏi). Do đó, đề tài đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp khoảng 300 người tiêu dùng về cả hai thương hiệu bột ngọt. Kết quả thu được 291 bảng trả lời hợp lệ cho bột ngọt AJI-NO-MOTO và 222 bảng trả lời hợp lệ cho bột ngọt VEDAN.
Thị trường được chọn để phỏng vấn là thị trường TP.Hồ Chí Minh. Bởi theo đánh giá của Công ty Ajinomoto Việt Nam thị trường miền Nam có sản lượng tiêu thụ đứng thứ 2 cả nước. Và TP.HCM là một trong những thị trường có sản lượng tiêu thụ cao chiếm gần 15% sản lượng tiêu thụ của khu vực Miền Nam.
Dữ liệu thu thập lần lượt được xử lý và phân tích thông qua phần mềm vi tính SPSS (xem Phụ lục 2 về Qui trình nghiên cứu)