So sánh giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO với giá trị thương hiệu bột ngọt VEDAN trên thị trường Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO trên thị trường Việt Nam (Trang 32 - 34)

2.2THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT AJI-NO MOTO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.2.4So sánh giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO với giá trị thương hiệu bột ngọt VEDAN trên thị trường Việt Nam:

thương hiệu bột ngọt VEDAN trên thị trường Việt Nam:

Cũng với thang đo định lượng từ 1 đến 5 (1: Rất yếu, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá tốt, 5: Rất Tốt), các thành phần của giá trị thương hiệu bột ngọt VEDAN được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá qua bảng sau: (xem Phụ lục 7 – Phân tích T-test)

STT Thành phần Giá trị

trung bình

Đánh giá

1 Nhận biết thương hiệu bột ngọt

VEDAN(Awareness) 2.77 Trung bình yếu

2 Lòng ham muốn và trung thành thương hiệu bột ngọt VEDAN(Preferred Buying Intention&Loyal)

3.02 Trung bình

3 Chất lượng cảm nhận về bột ngọt

4 Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo của thương hiệu bột ngọt VEDAN (Advertising)

3.10 Trung bình

5 Thái độ của người tiêu dùng đối với khuyến mãi của thương hiệu bột ngọt VEDAN (Sales Promotion)

2.58 Trung bình Yếu

Bảng 2.4 Bảng tóm tắt các thành phần của giá trị thương hiệu bột ngọt VEDAN trên thị trường Việt Nam

Hiện nay theo đánh giá của người tiêu dùng thì giá trị thương hiệu bột ngọt VEDAN có 2 thành phần được đánh giá ở mức trung bình, 01 thành phần được đánh giá ở mức trung bình khá, 02 thành phần được đánh giá ở mức trung bình yếu. Một cách tổng quát, bột ngọt VEDAN được đánh giá ở vị trí trung bình yếu (dưới mức 3 trên mức 2)

Như vậy là có sự khác nhau trong đánh giá của khách hàng về giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO so với bột ngọt VEDAN. Nếu như bột ngọt VEDAN chỉ được đánh giá ở mức trung bình yếu thì bột ngọt AJI-NO- MOTO được đánh giá ở mức trung bình khá, hơi cao hơn so với bột ngọt VEDAN. Cụ thể là:

 Mức độ nhận biết của người tiêu dùng về bột ngọt AJI-NO- MOTO cao hơn so với bột ngọt VEDAN;

 Khách hàng có ham muốn và trung thành với bột ngọt AJI-NO- MOTO hơn bột ngọt VEDAN;

 Chất lượng mà người tiêu dùng cảm nhận được từ bột ngọt AJI- NO-MOTO cao hơn từ bột ngọt VEDAN

 Quảng cáo của bột ngọt AJI-NO-MOTO cũng được đánh giá cao hơn quảng cáo của bột ngọt VEDAN.

 Tuy nhiên, khuyến mãi của bột ngọt AJI-NO-MOTO bị đánh giá thấp hơn khuyến mãi của bột ngọt VEDAN.

STT Thành phần AJI-NO-

MOTO VEDAN

1 Nhận biết thương hiệu bột ngọt

(Awareness) 3.05 2.77

2 Lòng ham muốn và trung thành thương

Intention&Loyal)

3 Chất lượng cảm nhận về bột ngọt

(Quality) 3.60 3.31

4 Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo của thương hiệu bột ngọt (Advertising) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.36 3.10

5 Thái độ của người tiêu dùng đối với khuyến mãi của thương hiệu bột ngọt (Sales Promotion)

2.39 2.58

Bảng 2.5 Bảng so sánh các thành phần của giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO với thương hiệu bột ngọt VEDAN trên thị trường

Việt Nam

Tóm lại, quá trình nghiên cứu cho thấy giá trị thương hiệu bột ngọt

AJI-NO-MOTO trong lòng người tiêu dùng Việt Nam được xác định ở mức trên trung bình. Vị trí này tuy chưa cao lắm nhưng vẫn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh chính là bột ngọt VEDAN. Điều này chứng tỏ rằng những nỗ lực trong việc định vị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO của công ty Ajinomoto Việt Nam đã được người tiêu dùng Việt Nam ghi nhận. Tuy nhiên, phải chăng những chính sách mà công ty đã và đang thực hiện còn một số điểm hạn chế nên mặc dù được người tiêu dùng đánh giá cao hơn nhưng thị phần bột ngọt AJI-NO-MOTO vẫn thấp hơn thị phần bột ngọt VEDAN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO trên thị trường Việt Nam (Trang 32 - 34)