Với bất kỳ một chiến dịch truyền thông nào cũng cần phải có mục tiêu nhất định, thực sự rõ ràng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty, sản phẩm. Trong những năm đầu của quá trình hình thành và xây dựng thương hiệu mục tiêu chủ yếu trong các hoạt động truyền thông của công ty cố gắng đưa hình ảnh của công ty tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Mục tiêu truyền thông là những điều mà chiến lược truyền thông mong muốn đạt được sau khi thực hiện các hoạt động truyền thông
- Năm 2007: Mục tiêu xây dựng sự nhận thức: Trong năm này khách hàng của công ty chủ yếu là các tổ chức. Giai đoạn này chủ yếu đưa ra các thông tin, đặc tính nổi trội có lợi cho khách hàng. Kết quả là khách hàng không chỉ hiểu được tính lợi ích của sản phẩm mà còn giữ lại các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định mua sau này. Một thông điệp quảng cáo đôi khi nhắm vào việc tạo ra những niềm tin nhất định khách hàng có thể hiểu và chấp nhận sản phẩm.
- Năm 2008: Mục tiêu đưa tin, thuyết phục và củng cố sự nhận thức của khách hàng mục tiêu về sản phẩm. Khi sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường một thời gian thì việc thì việc thường xuyên quảng cáo nhằm kích thích củng cố sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm, bên cạnh những khách hàng cũ là những khách hàng mới nên các mục tiêu đưa tin, thuyết phục đồng thời được thực hiện bên cạnh mục tiêu củng cố sự nhận thức cảu khách hàng về hình ảnh công ty. Sự quan tâm của khách hàng về thương hiệu có thể tăng lên khi họ thu nhận thêm nhiều thông tin có ích về sản phẩm, thương hiệu.
- Năm 2009: Mục tiêu nhắc nhở. Sau khi xi măng Thăng Long đã thâm nhập được vào thị trường thì việc thường xuyên nhắc nhở cho khách hàng nhớ đến thương hiệu là điều hết sức quan trọng, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định mua. Khách hàng sẽ nhớ ngay đến xi măng Thăng Long khi mà họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Mục tiêu truyền thông của công ty trong các năm 2007, 2008, 2009 tuân thủ theo mục tiêu trong chiến lược phát triển của công ty. Việc thực hiện các mục tiêu trong ba năm vừa qua đã phần nào hoàn thành mục tiêu trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty đặt ra. Việc thâm nhập thị trường và tạo lòng tin của khách hàng về sản phẩm xi măng của công ty. Thực hiện mục tiêu truyền thông trong các năm qua góp phần vào giúp cho sản phẩm của công ty sâm nhập vào các thị trường mới một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt tại thị
Sinh viên: Đào Thị Yến
trường Hà Nội trong ba năm qua sự xuấ hiện của xi măng Thăng Long tại thị trường này khiến cho thị phàn của xi măng Nghi Sơn giảm 3%. (Theo tổng kết của phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long năm 2009).