Phát triển các hoạt động nghiên cứu marketing

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long (Trang 59 - 61)

Hoạt động nghiên cứu môi trường vĩ mô

Vai trò Nhà nước rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp nói chung và Công ty xi măng Thăng Long nói riêng. Việc phát triển của một doanh nghiệp kéo theo sự phát triển của nhiều doanh nghiệp khác và tạo đà cho sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung. Chính vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển để có thể cạnh tranh với các thương hiệu khác đến từ nước ngoài. Để làm được điều này phải xây dựng các biện pháp cụ thể:

Xây dựng những chương trình pháp triển thương hiệu quốc gia tổng thể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp đầu ngành, ngành tạo nền tảng, cơ sở để phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước, cụ thể là cần có những chương trình làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp này về vấn đề thương hiệu. Giúp doanh nghiệp nhận ra rằng không chỉ cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá cả mà còn phải cạnh tranh bằng tiếng tăm, thương hiệu, phổ biến kiến thức thương hiệu trong toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp, đưa thương hiệu thành một phần văn hoá kinh doanh của công ty bằng các diễn đàn, các chương trình nhằm tạo môi trường cho các doanh nghiệp trao đổi, học hỏi những kinh nghiêm, né tránh những thất bại, phát huy những thành công để xây dựng thương hiệu ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách dễ dàng hơn, với lượng vốn lớn hơn, xoá bỏ những quy chế không cần thiết, các rào cản...coi chi phí xây dựng và phát triển thương hiệu như là một khoản đầu tư cho tài sản vô hình-tài khoản rất lớn và có giá trị trong cạnh tranh ngày nay và nên cho doanh nghiệp khấu hao gần như ngân sách đầu tư.

Nới lỏng về kinh phí dành cho quảng cáo, tiếp thị để công ty có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này, có như thế doanh nghiệp nội địa mới mong cải thiện tình hình hiện tại và phát triển cạnh tranh với các thương hiệu ngoại trong tương lai.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của cá doanh nghiệp để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, xâm phạm đến các thương hiệu của doanh nghiệp. Thường xuyên thanh tra thị trường phát hiện và

xử lý kịp thời hiện tượng làm hàng nhái, hàng giả, tạo môi trường và khung pháp ký bảo hộ cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu marketing

Trong quy trình xây dựng, phát triển thương hiệu thì hoạt động nghiêm cứu marketing chưa được chú trọng đúng mức. Đặc biệt hoạt động nghiên cứu marketing có vai trò rất quan trọng trước khi đưa ra thực hiện chiến lược truyền thông. Có sự nghiên cứu trước khi tiến hành thì sẽ có chiến lược, mục tiêu rõ ràng trong hoạt động truyền thông. Nắm bắt được thông tin thị trường là một nhân tố đảm bảo thành công cho chương trình marketing của doanh nghiệp mà cụ thể hơn là chương trình phát triển thương hiệu và việc nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình phát triển đó.

Qua thực tế chúng ta thấy rằng hiện tại công ty chưa triển khai một chương trình nghiên cứu thị trường nào để thu thập thông tin cho việc truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu, đây là một thiếu sót không đáng có của công ty. Như chúng ta đã phân tích ở trên, thông tin về thị trường rất quan trọng, tác dụng của nó rất rõ ràng trong chương trình phát triển chung của một doanh nghiệp và càng quan trọng hơn cho chương trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Nếu nắm bắt được thông tin về thị hiếu của khách hàng, xu thế phát triển của thị trường chúng ta có thể tung ra những sản phẩm mang lại hiệu quả cho doanh nghiêp. Cụ thể nếu hiện tại, nhu cầu về chung cư rất nóng thì tất nhiên việc định vị cho thương hiệu cho ngành xi măng phát triển trong lĩnh vực này là rất khả quan, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và cũng thông qua sự thành công này khách hàng sẽ biết đến công ty nhiều hơn. Thử tưởng tượng sẽ như thế nào, thiệt hại đến đâu khi doanh nghiệp không nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường, thị hiếu, nhu cầu mà vẫn tung ra một chương trình phát triển thương hiệu trong dài hạn nhưng khi thực hiện dở chừng thì phát hiện là không hiệu quả và lại chuẩn bị cho một chương trình mới? Như vậy nghiên cứu thị trường không chỉ mang đến cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết mà còn giúp cho doanh nghiệp phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả của các chương trình, là giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Sinh viên: Đào Thị Yến

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w