Đối tượng nhận tin mục tiêu

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long (Trang 39 - 40)

Xi măng Thăng Long xác định khách hàng chính của mình: → Khách hàng là người tiêu dùng cá nhân

→ Khách hàng là các tổ chức

Tuy nhiên là công ty mới xuất hiện trên thị trường nên trong những năm đầu tiên của quá trình đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường cần thực hiện theo từng bước thì mới có hiệu quả và tạo dựng lòng tin của khách hàng vào sản phẩm xi măng Thăng Long. Công ty xác định rõ khách hàng mục tiêu mà công ty cần tập trung trong từng năm để phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của công ty.

Đối với năm 2007: Khách hàng chủ yếu là các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp. các đơn vị này họ tiêu thụ một lượng lớn clinker (thường là các trạm trộn) và xi măng rời sử dụng cho các công trình lớn. Do đo đối tượng nhận tin mục tiêu trong các hoạt động truyền thông là các đơn vị tổ chức. Theo như nghiên cứu về hành vi mua hàng ở phần trên thì thói quen mua hàng của đối tượng khách hàng này là: Mua sản phẩm trực tiếp từ nhà máy, là đối tượng nhạy cảm về giá. Các hoạt động truyền thông chủ yếu là xúc tiến bán như: Khuyễn mại giảm giá, hưởng chiết khấu…

Năm 2008: Bắt đầu đóng bao và thâm nhập vào thị trường bán lẻ. Trong năm này thì đối tượng nhận tin mục tiêu bao gồm cả các đơn vị tổ chức và người tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên thói quen mua hàng của hai đối tượng này là hoàn toàn khác nhau. Với đối tượng là các đơn vị tổ chức thi công ty tập trung vào các hoạt động xúc tiến bán: khuyến mai, hưởng chiết khấu. Còn với đối tượng là người tiêu dùng cá nhân các hoạt động truyền thông chủ yếu là quảng cáo chủ yếu là quảng cáo ngoài trời (biển bảng tại các cửa hàng đại lý, biển panô tấm lớn trên các đường quốc lộ, tờ rơi, tờ gấp, quyển giới thiệu công ty…), quảng cáo TVC trên kênh truyền hình Quảng Ninh.

tiến bán ra thì công ty tổ chức các hoạt động PR, các đối tượng nhận tin là cá nhân thì hoạt đông truyền thông phong phú hơn như: Quảng cáo, PR…

Như vậy trong ba năm qua từ năm 2007 đến 2009 trong hoạt động truyền thông thì đối tượng nhận tin có sự thay đổi để phù hợp với tùng giai đoạn phát triển của công ty. Trong năm 2008, 2009 thì khách hàng là cá nhân chiến hơn 60% khách hàng là các đơn vị tổ chức chiếm hơn 30% (Theo bảng đánh giá khách hàng của phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long) điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch truyền thông của công ty trong từng năm.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w