Xây dựng kế hoạch truyền thông

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long (Trang 34 - 36)

Xúc tiến hỗn hợp đồng thời hướng tới ba mục tiêu: Thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc của sản phẩm, gây sự chú ý của khách hàng đến đặc tính của sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp quảng cáo uy tín của minh và tính nổi trội của các dịch vụ đi theo. Trong quá trình thực hiện chiến lược truyền thông công ty cổ phần xi măng Thăng Long thực hiện theo qui định các bước sau:

Bước 1: Xác định rõ đối tượng mục tiêu: Ai là khách hàng tiềm năng, người sử dụng hiện tại, người quyết định mua hàng ngày hay người có tác động ảnh hưởng, cá nhân hay tổ chức.

Xi măng Thăng Long xác định khách hàng chính của mình: → Khách hàng là người tiêu dùng cá nhân

→ Khách hàng là các tổ chức

Bước 2: Xác định các mục tiêu cần phải đạt được:

Năm 2007: Mục tiêu đạt được chỉ có thể là thông báo (doanh nghiệp đặt ra mục tiêu này khi mới đưa sản phẩm ra thị trường)

Năm 2008: Mục tiêu thuyết phục khách hàng có sự nhận thức đầy đủ và lòng tin vào sản phẩm.

Năm 2009: Chỉ là mục tiêu nhắc nhở khách hàng để họ nhớ đến sản phẩm, tên công ty.

Bước 3: Lựa chọn các phương án phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền thông. Trong những năm gần đây công ty xi măng Thăng Long lựa chọn phương pháp phân bổ ngân sách theo mục tiêu, phân tích so sánh. Ngân sách cho hoạt động truyền thông trong

Sinh viên: Đào Thị Yến

năm 2007, 2008, 2009 từ 8 tỷ VNĐ đến 15 tỷ VNĐ. (chi tiết phân bổ ngân sách trong phần thực trạng hoạt động truyền thông của công ty ở phần sau)

Bước 4: Quyết định sử dụng công cụ truyền thông. Lựa chọn công cụ có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược truyền thông đó.

Bước 5: Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông.

Công ty xi măng Thăng Long thực hiện hoạt động truyền thông thông qua các chiến dịch truyền thông. Theo từng năm tiêu biểu các chiến dịch truyền thông

Năm 2007: Chiến dịch: Truyền thông chủ yếu là các hoạt động xúc tiến bán, và các hoạt động quảng cáo nhỏ lẻ.

Năm 2008: Truyền thông - quảng cáo trên báo chí.

Năm 2009: Chiến dịch 1: Truyền thông – Tài trợ cho chưong trình Gõ cửa ngày mới. Chiến dịch 2: Tổ chức sự kiện xúc tiến bán hàng như hội nghị khách hàng, tham gia các Triển lãm, hội thảo…

- Các yếu tố khác: Đầu tư thiết kế xây dựng hệ thống kênh phân phối tối ưu. Số cấp độ trung gian của kênh, số lượng thành viên của cùng một cấp độ kênh, số lưọng được sử dụngj và tỷ trọng hàng hoá đựơc phân bổ vào mỗi kênh. muốn vậy phải tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, các yếu tố thuộc về trung gian phân phối, thị trường khách hàng và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của kinh doanh. Sau khi thiết kế được kênh phân phối tối ưu, công ty biến mô hình này thành hiện thực.

Sơ đồ 3: Hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần xi măng Thăng Long

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG THĂNG LONG → NPP → ĐẠI LÝ CẤP 2 → NGƯỜI TIÊU DÙNG

Kênh 1: Nhà phân phối chính là các công ty có đủ năng lực tiêu thụ sản phẩm xi măng Thăng Long trên địa bàn cả nước. Nhà phân phối chính thường có trụ sở đặt tại địa bàn nhà máy xi măng Thăng Long, làm việc trực tiếp với các phòng ban của công ty.

Kênh 2: Đại lý lấy hàng trực tiếp từ nhà máy nhưng phải thông qua nhà phân phối chính cấp biên lai chứng nhận.

* Nhận xét: Việc lựa chon mô hình tiêu thụ sản phẩm qua nhà phân phối chính đã đem lại hiệu quả kinh doanh lớn cho công ty, làm cho quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xây dựng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w