Khái quát về thị trường tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

triển thương hiệu tại Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển,vì thế trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế Việt Nam chịu không ít ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới.Thời gian qua,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã được nâng cao một cách rõ rệt.Và nhu cầu xây dựng ,phát triển thương hiệu dần trở thành một nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời buổi kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các công ty và các loại sản phẩm,hàng hóa và dịch vụ.

Trong thị trường nội địa,các tập đoàn,công ty nước ngoài một mặt tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ cho thương

hiệu của mình,tạo sức ép cạnh tranh lớn lớn lao đối với doanh nghiệp nội địa.Mặt khác,họ bắt đầu khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có ở Việt Nam,bằng cách mua lại tên thương hiệu và phát triển sản phẩm của mình dưới tên thương hiệu đó.Chẳng hạn tập đoàn Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S, Vina capital,Dragon capital đã mua lại rất nhiều các công ty bất động sản tại Việt Nam.Trên thị trường quốc tế,các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng tiêu dùng,nông thủy hải sản,thực phẩm…với chất lượng không thua kém với các sản phẩm quốc tế .Tuy nhiên,khoảng 90% sản phẩm Việt Nam vào thị trường thế giới hầu hết thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nước ngoài.Do đó,hình ảnh thương hiệu Việt Nam thường mờ nhạt đối với khách hàng nước ngoài.Chưa kể một số thương hiệu Việt Nam thường phải đối phó với những tranh chấp thương hiệu trên thị trường thế giới.

Trong thời gian gần đây,nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh,một số doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trên thị trường toàn cầu như phở Vuông,Phở 24,bưởi Năm Roi…Tuy nhiên,phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu một cách lâu dài và bền vững trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Theo điều tra của Dự án hỗ trợ Doanh nghiệp năm 2009

sau 3 năm gia nhập WTO, về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu với 600 doanh nghiệp trên toàn quốc ,có trên 75% doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu nhưng chỉ có 10% là có đầu tư toàn diện,15-25% doanh nghiệp không hề đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu.Xuất phát từ hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu,đặc biệt trên thị trường ASEAN,sau khi Việt Nam gia nhập WTO ,các doanh nghiệp trong nước cần phải tập trung xây dựng cho mình một chiến lược xây dựng thương hiệu vững vàng và đúng đắn để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế thị trường .Ngày nay,kiến thức của khách hàng ngày càng được nâng cao ,họ luôn chìm ngập trong hàng núi thông tin mỗi ngày,mỗi giờ mà họ lại có rất nhiều sự lựa chọn cho việc tiêu dùng và có rất ít thời gian,họ chỉ ghi nhớ được

những gì rõ ràng,đơn giản và khác biệt.Thế nên các doanh nghiệp cần phải thấu hiểu khách hàng và có sự kết nối chặt chẽ với họ.

Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện này phần lớn còn mang tính tự phát,một số có kế hoạch nhưng còn rời rạc,manh mún,không liên tục.Có một điểm yếu ở các doanh nghiệp Việt Nam là sự ngần ngại trong việc xây dựng,đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.Có rất nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do sự hạn chế về tài chính nên họ rất ngại tốn kém khi

phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đăng ký bảo hộ thương hiệu vì đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay.Hơn nữa việc đăng ký bảo hộ thương thiệu lại thường gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở thị trường nước ngoài nên họ càng e ngại.Các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu trong việc nhận thức pháp luật,tâm lý làm ăn nhỏ lẻ ,sợ rủi ro trong kinh doanh,dính líu tới pháp luật,chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài..Chỉ khi nào thương hiệu bị xâm hại hay có nguy cơ từ bên thứ ba thì doanh nghiệp mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký bảo hộ. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay,các thương hiệu Việt Nam đã ,đang và sẽ phải đương đầu với các thương hiệu nước ngoài trên mọi lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ.Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một cái nhìn chiến lược về xây dựng,phát triển,quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước.Để vươn ra thị trường thế giới,các thương hiệu Việt Nam cần có một chiến lược tiếp cận bài bản hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam (Trang 30 - 32)