Thứ nhất, là bài học về đặt tên Thương hiệu PHXBP. Doanh nghiệp xây dựng Thương hiệu cần một triết lý để tạo niềm tin với khách hàng về giá trị
Thương hiệu nhưng rất nhiều doanh nghiệp hiện nay thích đặt tên Thương hiệu
cho sản phẩm của mình còn nặng về yếu tố cá nhân sở thích. Nghĩa là đem tên mình, tên vợ con người thân trong gia đình để đặt tên cho Thương hiệu. Số doanh nghiệp khác thì đem tên công ty ra đặt mà không cần để ý đến việc khách hàng không mua cả công ty mà họ chỉ chi tiền cho những sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Thương hiệu PHXBP cũng bị chi phối bởi yếu tố cá nhân này. Vì thế gần như các Doanh nghiệp PHXBP đều có tên Thương hiệu gắn với chủ doanh nghiệp hoặc là tên công ty như: Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Nhà sách Minh Trí, Nhã Nam, Phát hành sách Hà Nội, Phát hành sách Đà Nẵng... Ngoài ra một số doanh nghiệp rất chủ quan khi nghĩ rằng nếu Thương hiệu nào đó thành công thì có thể dùng đặt tên cho sản phẩm khác.
Thứ hai, tên Thương hiệu liên tưởng đến loại sản phẩm và công dụng sẽ được khách hàng chú ý và hiểu rõ hơn về sản phẩm mình cần. Nếu không hướng được đến loại sản phẩm thì tên nhãn hiệu cũng phần nào nói lên cái gì đó về tính chất của sản phẩm. Ví dụ như Fahasa, Xunhasaba. Ngoài ra, tên Thương hiệu
còn phải gợi đến chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Thứ ba, tên Thương hiệu phải dễ đi vào lòng người. Mục đích của việc đặt tên thưong hiệu là làm cho khách hàng nhớ đến sản phẩm của mình mỗi khi họ
có nhu cầu sử dụng, do đó dặt tên Thương hiệu phải dễ đọc, dễ nhớ, không nên quá dài dòng, nhiều âm tiết. Ví dụ như Xunhasaba rất dễ nhớ vì nó có 4 âm tiết nhưng vần điệu với nhau rất hay, điều đó khiến khách hàng thực sự ấn tượng và không quên.
Bên cạnh đó, khi đặt tên Thương hiệu, doanh nghiệp PHXBP phải tính đến việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Tuy nhiên, dù Thương hiệu được quốc gia bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng một Thương hiệu được sử dụng trong 5 năm vẫn có thể bị tấn công và sa sút trước một sự cạnh tranh nào đó. Để tránh nỗi thất vọng ấy, tốt nhất là từng doanh nghiệp nên cho ra những sản phẩm mới. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp rất ngại khi đối mặt với con đường xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho Thương hiệu của riêng mình vì đây là một quá trình lâu dài và tốn kém nên đã sử dụng phần nào đặc điểm của Thương hiệu nổi tiếng khác. Nhưng bài học cho thấy các doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường thì phải bằng chính sức mình, khả năng và đặc điểm của mình để xây dựng Thương hiệu, không nên “sao chép” những Thương hiệu nổi tiếng khác.