Những ý kiến đề xuất khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp Phát hành Xuất bản phẩm ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 75)

Ngoài những chiến lược phát triển Thương hiệu đã nêu ở trên. Để Thương hiệu mình có thể phát triển, các doanh nghiệp PHXBP có thể áp dụng một số giải pháp sau:

• Nắm bắt tốt công nghệ “đón lõng” thị hiếu độc giả.

Các doanh nghiệp phát hành Xuất bản phẩm hiên nay phải hoạt động độc lập, tự bỏ tiền túi ra làm, chuyện xuất bản sách và sách phải đến được tay người

tiêu dùng là chuyện sống còn nên mỗi doanh nghiệp đều định cho mình những hướng phát triển rõ ràng. Trong thời kỳ hội nhập, mỗi doanh nghiệp phải có “công nghệ đón lõng: thị trường như một điều tất yếu.

Với Nhã Nam, giải pháp là dựa vào những bạn đọc tin cậy, những dịch giả uy tín, những nhà nghiên cứu tâm huyết với văn chương để thẩm định những đầu sách trên thế giới hiện có quyển nào được đánh giá là xuất sắc và phù hợp với người đọc trong nước, sau đó nhanh chóng tổ chức bản thảo và tung ra thị trường kịp thời. Còn với Đông A, với chủ trương “làm sách mới về văn học”, sự nắm bắt này nhanh chóng khẳng định thành công bước đầu của Thương hiệu

Văn Mới của Đông A qua những tập “Văn mới năm đầu thế kỷ”, “Văn mới 2006” hoặc như những cuốn gắn liền với điện ảnh như “Hồi ức một Geisha” hay “Huyền thoại mùa thu”. Với Võ Thị, nhà văn Võ Thị Hảo tiết lộ bà sẽ “vị hành” thị trường miền Trung, miền Nam để nghiên cứu thị hiếu độc giả.

Nắm bắt thị hiếu của người đọc là một chuyện, người làm sách còn phải bổ khuyết và phát triển thị hiếu ấy. Điều đó thể hiện qua sự xuất hiện của một loạt những tác phẩm được in lại như “Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết” của A.Schopenhauer, “Buổi hoàng hôn của những thần tượng” của E Nietzsche...từ doanh nghiệp Nhã Nam...

• Các doanh nghiệp Phát hành Xuất bản phẩm cần chủ động hơn.

Thị trường sách Việt Nam hiện nay đang mở cửa nên được đánh giá có rất nhiều tiềm năng. Chính vì thế cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Phát hành Xuất bản phẩm là rất lơn. Việc chủ động hơn trên thị trường và liên kết xuất bản quyết định đến hoạt động kinh doanh và phát triển Thương hiệu.

Cũng không thể phủ nhận rằng, tín hiệu đáng mừng này phần lớn là do sự dám nghĩ, dám làm của các doanh nghiệp tư nhân. Thực tế trên các hiệu sách, những cuốn sách liên kết kiểu đang chiếm vai trò chủ đạo. Trong tương lai, các Nhà xuất bản yếu kém không lâu nữa sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Nhưng đâu đó vẫn có những bất cập “Luật xuất bản cho phép các doanh nghiệp tư nhân

được liên kết xuất bản song thời gian đầu còn cho phép doanh nghiệp được để logo ở bên cạnh Nhà xuất bản mà họ liên kết chung nhưng thời gian sau lại không cho phép nữa”. Chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt ấy lại vô hình chung gây khó khăn rất nhiều cho công việc giao dịch, mua bán bản quyền của các doanh nghiệp. Ông Trần Đại Thắng, Giám đốc công ty văn hoá Đông A đã thẳng thắn tâm sự: “Chúng tôi sẽ làm theo mọi điều nhà quản lý yêu cầu, thế nhưng cần cho chúng tôi biết lý do”.

Với mức quản lý phí từ 5-7% cho một đầu sách như hiện nay tưởng chừng như rất nhỏ so với giá thành một cuốn sách. Nhưng chính điều đó đang làm các doanh nghiệp xuất bản tư nhân yếu thế trong cạnh tranh. So sánh một cách đơn giản cũng có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân đang phải chịu mọi mức phí trong khi các Nhà xuất bản Nhà nước không “chịu” bất cứ một chi phí nào thì đã thấy cái thế cạnh tranh không lành mạnh giữa hai bên. Do vậy, cần có một luật chơi cân bằng cho cả hai. Và nên chăng, Nhà nước nên giao quyền chủ động hơn cho những doanh nghiệp xuất bản sách tư nhân - một thành phần đang đưa dần thị trường xuất bản Việt Nam đi theo con đường chuyên nghiệp hoá.

Trên đây là toàn bộ những ý kiến đề xuất khác để có thể phát triển Thương hiệu PHXBP ngang tầm với các Thương hiệu nổi tiếng của các hãng tiêu dùng khác trên thị trường. Thương hiệu PHXBP sẽ tìm được vị trí trong lòng khách hàng và thực sự trở nên tin cậy, thân thiết với mọi người.

KẾT LUẬN

Như vậy có thể nói, Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng sức mạnh hữu hình. Nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thậm chí còn tác động tới sự thành bại của hoạt động kinh doanh trong bất kì doanh nghiệp nào.

Ngược lại, ngày nay con người đang sống trong một thế giới ngập tràn các loại hàng hoá và dịch vụ có tên gọi khác nhau, có Thương hiệu khác nhau đến từ các quốc gia khác nhau. Hàng ngày người tiêu dùng phải thu nhận và sao chụp không biết bao nhiêu loại thương hiệu khác nhau từ các phương tiện thông tin đại chúng. Họ sẽ lựa chọn thương hiệu nào cho bản thân, cho gia đình và công việc? Vậy Thương hiệu chính là yêu tố giúp cho người tiêu dùng lùa chọn sản phẩm hay dịch vụ họ cần.

Một Thương hiệu mạnh không thể dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà xây dựng trên nền tảng các tập đoàn đủ tiềm lực cạnh tranh quốc tế.

Thương hiệu PHXBP ở Việt Nam hiện nay tuy chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh rõ rệt như các Thương hiệu nổi tiếng khác: Google, Mc Donald, Vinamilk, Kinh Đô ... nhưng trong tương lai có một sự thật mà các chuyên gia về Thương hiệu hiểu rõ là Thương hiệu PHXBP cũng giống các Thương hiệu

khác, luôn bền vững và vận động không ngừng. Trong chiến lược phát triển

Thương hiệu thì vai trò thuộc về những con người tâm huyết, năng động, sáng tạo, biết tìm lối đi thích hợp cho Thương hiệu PHXBP.

Kết luận cho bài nghiên cứu về việc phát triển Thương hiệu PHXBP ở Việt Nam hiện nay xin kết thúc bằng câu nói nổi tiếng của Levis Letch:

“Kinh doanh tương lai sẽ là cuộc chiến Thương hiệu, dùng Thương hiệu

hỗ trợ cạnh tranh, có thị trường quan trọng hơn có nhà xưởng, mà con đường duy nhất để có ttrường là có Thương hiệu ở vị trí chủ đạo”.

Danh mục sách tham khảo

1. Bài giảng văn hoá doanh nghiệp, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 2. Brand success – Matt Haig, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí

Minh phối hợp Fisrt New, Hà Nội, 2005.

3. Bí quyết thành công những Thương hiệu hàng đầu Châu Á, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, 03/2007.

4. Chiến lược Thương hiệu – Minh Đức, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2006.

5. Dấu ấn Thương hiệu: Tài sản và giá trị -Tập 2: Hồn, nhân cách, bản sắc – Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội,09/2005.

6. Đại cương kinh doanh Xuất bản phẩm – T.S Phạm Thị Thanh Tâm, Trường Đại học văn hóa Hà Nội, 2002.

7. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội, 2007.

8. Luật Thương mại 2005.

9. Quản trị Thương hiệu hàng hóa: Lý thuyết và thực tiễn – T.S Trương Đình Chiến, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 01/2005.

10. Thành công nhờ Thương hiệu, Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2005.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp Phát hành Xuất bản phẩm ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 75)