Xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội (Trang 60 - 64)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

3.2.Xác định nhu cầu đào tạo

3. Quy trình thực hiện công tác đào tạo tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.

3.2.Xác định nhu cầu đào tạo

Để xác định được nhu cầu đào tạo thì Ngân hàng Ngoại Thương đã thực hiện các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ, viên chức và báo cáo thống kê tình hình cán bộ tiêu chuẩn hàng năm.

Hàng năm căn cứ tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức, đối chiếu với thống kê trình độ cán bộ hàng năm để xác định nhu cầu đào tạo. Sau đó Ngân hàng tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo đó là thông báo chủ trương và định hướng công tác đào tạo bồi dưỡng và lập kế hoạch đào tạo.

Hội sở chính đựa vào các kế hoạch đào tạo của Ngân hàng, những kiến thức chuyên môn mới về lĩnh vực Ngân hàng đang được cập nhật, thực hiện việc đưa chỉ tiêu đào tạo xuống các chi nhánh về số lượng cán bộ được đi đào tạo, chương trình đào tạo, loại hình đào tạo.

Bước 2:. Thông cáo chủ trương, định hướng công tác đào tạo bồi dưỡng trong năm cho các phòng ban trong toàn chi nhánh.

Dựa vào các căn cứ ở trên như: Chiến lược kinh doanh, tiêu chuẩn chức danh và trình độ cán bộ hiện có và căn cứ vào quy hoạch cán bộ các cấp đã được duyệt, sau đó phòng Nhân sự dự thảo và thông báo chủ trương, định hướng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong năm trình ban lãnh đạo chi nhánh.

Sau khi ban lãnh đạo duyệt xong thì Phòng Hành chính – Nhân sự chuyển thông báo này tới toàn thể cán bộ Nhân viên trong toàn chi nhánh và các sở giao dịch trên toàn thành phố biết để các cá nhân căn cứ vào đó để đăng kí nhu cầu đào tạo bồi dưỡng.

Bước 3: Đăng kí nhu cầu đào tạo.

Mỗi năm một lần toàn thể cán bộ toàn chi nhánh căn cứ vào yêu cầu công việc và đối chiếu khả năng, nhu cầu của bản thân và chủ trương định hướng công tác đào tạo bồi dưỡng của hội sở chính để lập phiếu đăng kí nhu cầu đào tạo theo mẫu như phụ lục 01

Bước 4: Trưởng phòng tập hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm của phòng mình.

Trưởng các phòng ban cũng căn cứ vào yêu cầu công việc, khả năng thực tế của đơn vị mình, phiếu đăng kí nhu cầu đào tạo của các cán bộ trong phòng và định hướng công tác đào tạo và bồi dưỡng của Hội sở chính để lập danh sách đăng kí nhu cầu đào tạo cho tập thể đơn vị mình.

Trưởng các phòng ban cần cân đối nhu cầu, sắp xếp các nhu cầu cần ưu tiên, cân nhắc lựa chọn đối tượng ưu tiên được đi đào tạo, lập lên danh sách những ai cần được đi đào tạo, và đào tạo về những lĩnh vực gì, những kĩ năng nào cần được nâng cao

Sau đó nộp bảng danh sách đăng kí nhu cầu đào tạo về phòng Nhân sự.

Bước 5: Bộ phận nhân sự tổng hợp nhu cầu đào tạo.

Sau khi các nhu cầu đào tạo của các cá nhân đơn vị được gửi về phòng Nhân sự thì nhân viên phụ trách công tác đào tạo của Ngân hàng sẽ tập hợp các nhu cầu đào tạo của tất cả mọi người và của các đơn vị.

Từ đó lập nên danh sách số lượng người tham gia vào mỗi khóa học chuyên môn là bao nhiêu, một cách chi tiết cụ thể hơn, đồng thời cũng lập lên danh sách những ai được đi dự hội nghị, hội thảo.

Nếu có các nhu cầu đào tạo phát sinh đột xuất (Giấy mời dự lớp, chỉ tiêu đào tạo phân phối đột xuất...) chuyên viên phụ trách đào tạo cũng phải tập hợp lại.

Sau khi tập hợp được nhu cầu đào tạo, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng như các chi nhánh khác, gửi danh sách đào tạo lên Hội sở chính, Phòng Nhân sự của hội sở chính có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu đào tạo của các chi nhánh, sau đó làm việc với Trung tâm đào tạo tại Hội sở chính quyết đinh hình thức đào tạo là tập trung hay phi tập trung, phương pháp cụ thể như thế nào...

Nhu cầu đào tạo của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội qua các năm (2005 – 2007) như sau:

Bảng 4: Nhu cầu đào tạo của chi nhánh qua các năm.

Đơn vị: Người. Phòng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Phòng tín dụng – tổng hợp 15 10 17 Phòng kế toán tài chính 12 5 9

Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 13 15 10

Phòng hành chính nhân sự 6 10 9

Phòng Ngân quỹ 9 2 8

Phòng tin học 5 4 6

Phòng Dịch vụ ngân hàng 12 15 16

Phòng Kiển tra và kiểm toán nội bộ 5 9 4

Phòng giao dịch Thành Công. 26 18 29

Phòng giao dịch Cầu Giấy 28 30 15

Phòng giao dịch Ba đình 12 16 25 Phòng giao dịch Hàng bài 13 14 15 Phòng giao dịch Trần Bình Trọng 25 24 28 Phòng giao dịch Hàng Bài 15 24 26 Tổng số 221 225 247 Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Từ trong bảng trên ta nhận thấy rằng hàng năm thì nhu cầu đào tạo, nhu cầu được nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh là rất nhiều, cụ thể là năm 2005 số người đăng kí đi đào tạo là 221 người, năm 2006 là 225 người, năm 2007 là 247 người. Điều này cho thấy sự quan tâm tới hoạt động đào tạo của toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng là rất cao, chứng tỏ đã có nhận thức của người lao động về giá trị của các khóa đào tạo. Tuy nhiên đôi khi việc đăng kí nhu cầu đào tạo của Nhân viên quá nhiều nên đã gây khó khăn cho công tác lựa chọn đối tượng đào tạo, và cũng gây khó khăn cho cán bộ phụ trách đào tạo trong việc xét duyệt đối tượng ưu tiên đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung thì việc xác định nhu cầu đào tạo tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội được thực hiện một cách rất công phu và chính xác, được thể hiện qua 5 bước, và việc thực hiện các bước của việc xác định nhu cầu đào tạo này áp dụng chung cho tất cả các chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương trên cả nước. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã và đang thực hiện theo từng bước như trên một cách chính xác, đây là ưu điểm nổi bật của Ngân hàng Ngoại thương. Nhờ thế mà Ngân hàng lựa chọn được chính xác hơn người được đi đào tạo là ai, nhờ đó mà tiết kiệm được chi phí đào tạo cho Ngân hàng.

Có một ưu điểm trong kế hoạch đào tạo tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đó là xác định mục tiêu đào tạo rõ ràng và thực hiện phân bổ chỉ tiêu đào tạo xuống chi nhánh, nhưng đồng thời điều này cũng tạo ra một hạn chế nhất định cho việc thực hiện công tác đào tạo tại chi nhánh. Đó là: Nhu

cầu đào tạo ở chi nhánh có nhiều nhưng theo chỉ tiêu của trên phân xuống thì lại có hạn do đó gây sự hạn chế trong việc xác định những ai cần đi đào tạo.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng tồn tại nhiều ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng, do đó đôi khi tiếng nói riêng cho việc đề xuất các ý kiến khác trong công tác đào tạo còn chưa được đáp ứng. Mọi sự quyết định tập trung vào ban lãnh đạo Ngân hàng trên hội sở chính. Ngân hàng Ngoại Thương không được tự quyết định trong một số việc liên quan tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh của mình.

Chính vì vậy, mặc dù việc xác định nhu cầu đào tạo của Hội sở chính được thực hiện một cách nghiêm túc theo từng bước như trên nhưng không vì thế mà Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội áp dụng theo từng bước trên một cách máy móc mà nên thực hiện một cách linh hoạt, gắn với nhu cầu đào tạo thực tế tại chi nhánh, gắn với thực tế tình hình cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội (Trang 60 - 64)