Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 74)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

1.Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong thời gian tới.

Nội trong thời gian tới.

Là thành viên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Ngoại Thương trở thành Ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đặt mục tiêu và định hướng phát triển như sau:

1.1. Mục tiêu phát triển.

-Đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng (BIS) và chỉ số an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế.

-Nâng cao năng lực quản lý điều hành với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tạo ra các sản phẩm hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế

-Phát triển mở rộng mạng lưới gắn liền với các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại.

-Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng lớn trong khu vực.

-Đẩy mạnh thể chế hóa, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng tổ chức mô hình hiện đại, kiện toàn quy chế và quy trình hóa các nghiệp vụ hoạt động của Ngân hàng.

-Cùng với hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính đa năng có quy mô lớn ở châu Á vào giai đoạn năm 2015 – 2020, có phạm vi hoạt động trong thị trường không những trong nước mà cả thị trường tài chính lớn trên thế giới.

1.2. Định hướng phát triển tới năm 2010.

Không ngừng tăng trưởng về nguồn vốn, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, áp dụng nhiều giải pháp để kinh doanh hiệu quả với mục tiêu tăng lợi nhuận.

Đi đầu ứng dụng và phát triển công nghệ trong quản lý kinh doanh, dần từng bước vi lượng hóa và nâng cao chất lượng trong dịch vụ ngân hàng.

Triển khai thức hiện mô thức quản trị mới trong Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, chuẩn mực hóa quy trình và không gian giao dịch, phát triển mạng lưới hoạt động trên địa bàn Hà Nội, mở rộng hoạt động Ngân hàng bán buôn bán lẻ.

Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường liên ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Thực hiện thắng lợi chủ trương cổ phần hóa theo chỉ đạo của chính phủ và Ngân hàng nhà nước với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị điều hành và

năng lực tài chính của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong thời gian tới.

1.3. Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong năm 2008: trong năm 2008:

-Về nguồn vốn: Chi nhánh tiếp tục phát huy các thế mạnh về công nghệ và uy tín thương hiệu của một ngân hàng đối ngoại trên địa bàn, đồng thời kết hợp với đa dạng hóa các hình thức, các công cụ huy động vốn như: kì phiếu, trái phiếu, phát triển các sản phẩm Ngân hàng hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền chọn... để cung cấp các sản phẩm huy động vốn hàng ngày càng đa dạng càng hiện đại hơn đến khách hàng, nâng cao tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trên tổng huy động vốn từ khách hàng từ 26% năm 2006, 36% năm 2007 lên 40% năm 2008.

Với việc mở rộng thêm các địa điểm giao dịch và giao dịch tại trụ sở mới tại 344 Bà Triệu, dự kiến cuối năm 2008 tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng15% so với năm 2007, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 75.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2007. Tính trung bình trong giai đoạn 2005 – 2010 tốc độ tăng trưởng của huy động vốn của chi nhánh dự kiến khoảng 16.4% do sự phát triển không ngừng của các tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức kinh tế trên địa bàn Hà nội như hiện nay làm gia tăng các loại hình đầu tư cạnh tranh với hoạt động tiền gửi của Ngân hàng. Vì vậy bên cạnh các giải pháp về nghiệp vụ, chi nhánh đã và sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ văn minh trong giao tiếp, từng bước áp dụng mô hình quản lý và tổ chức giao dịch trong khối ngân hàng bán lẻ theo chuẩn mực của một ngân hàng thương mại hiện đại .

Hoạt động cho vay: Kế hoạch đến cuối năm 2008, chi nhánh sẽ đạt mức dư nợ tín dụng tăng 20% so với năm 2007. Khống chế tỉ lệ nợ quá hạn dưới mức 2%, giảm dần tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi. Tăng dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đầu tư tài sản cố định trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, kế hoạch năm 2008 đạt 28% tổng dư nợ.

Hoạt động phát triển mạng lưới: thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, dự kiến trong năm 2008, chi nhánh sẽ tiến hành mở 04 phòng giao dịch, đưa sản phẩm dịch vụ và các tiện ích của Vietcombank tới gần hơn với khách hàng.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 74)