Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại VN. (Trang 26 - 33)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘ

2.1.3.2.Những kết quả đạt được

Hoạt động huy động vốn

Trong điều kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra hết sức quyết liệt, chi nhánh Hà Nội đã bám sát quy chế FTP và biến động lãi suất của thị trường, kết hợp với nhiều giải pháp, biện pháp linh hoạt, phù hợp như phối hợp chặt chẽ với ban Nguồn vốn tại Hội sở chính, phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh tiếp thị khách hàng tiền gửi lớn, tăng cường chính sách khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốn đảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn có hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng cao, góp phần hỗ trợ nguồn vốn trong hệ thống.

Tổng nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đến thời điểm 31/12/2008 là 6542,7 tỷ đồng, tăng 1422,2 tỷ đồng so với năm 2007. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư chiếm 18%, tăng 42% so với năm 2007. Với nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn điều hoà chung của hệ thống NHĐTPT Hà Nội

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn vốn huy động 5882,7 7048,9 8471

Tiền gửi của các tổ chức 3896 5102,8 6556

Tiền gửi tiết kiệm 1546,3 1770 1522,5

Kỳ phiếu,trái phiếu 440,5 176 392,8

(Nguồn tổng hợp NH Đầu tư và Phát triển Hà Nội) Năm 2008, đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn chuyển hướng tham gia đầu tư mạnh vào các định chế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, đối với dân cư do lạm phát đã chuyển sang đầu tư mạnh vào thị trường bất động sản, cộng với sự cạnh tranh lãi suất và mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống các NHTM trên địa bàn, chi nhánh NHĐTPT Hà Nội vẫn giữ ổn định nguồn vốn bình quân ở mức trên 5.000 tỷ đồng, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh. Chỉ trong vòng ba năm, từ năm 2005 đến năm 2008, nguồn vốn đã tăng 44%, tương ứng với 2588,3 tỷ, bằng 10 năm trước đó cộng lại trong đó chủ yếu là sự tăng của các tổ chức tín dụng.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng nhìn chung cơ bản bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ, chấp hành nghiêm túc giới hạn cũng như các quy định, kỷ lụât cũng như các chỉ thị của NHĐTPT Việt Nam, của Ngân hàng Nhà nước

Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đến 31/12/2008 đạt là 3588,7 tỷ đồng, giảm 312,8 tỷ đồng so với năm 2006 và năm 2007. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 81%, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 17,6%. Dư nợ tín dụng của năm 2008 giảm so với các năm trước là do chi nhánh thực hiện triệt để các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc về công tác tín dụng của năm 2008 với các giải pháp kiềm chế lạm phát. Quan điểm điều hành của chi nhánh trong năm 2008 là: Chỉ xem xét giải ngân đối với những khách hàng thực sự có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh khả thi và có khả năng chống chịu được tình hình lãi suất và tỷ giá tăng cao.

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của chi nhánh

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ cho vay 3823 3843 3588,7

Cho vay ngắn hạn 2994 3055,3 2863

Cho vay trung hạn 257,4 323,1 282

Cho vay dài hạn 504,4 409,8 339

Chiết khấu,cổ phiếu,thương phiếu

20,9

Cho vay theo KHNN 14,5 2,4

Khoanh nợ chờ xử lý 9,2 67,6

ODA 52,7 43,2 16,2

Thị phần tín dụng trên địa bàn là: 1,66%, giảm 0,43% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm thị phần là do Chi nhánh đã tăng cường kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng, đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

Về chất lượng tín dụng, tổng số nợ quá hạn trên cân đối là 67,6 tý. Song nợ quá hạn thực chất là 9,2 tỷ (tăng 2,7tỷ so với năm 2007). Nguyên nhân có sự chênh lệch trên là do lỗi chương trình không chuyển ngày trả nợ của kỳ hạn tiếp theo. Tỷ lệ nợ xấu của năm 2008 là 1,15%, giảm 1,42% so với năm 2007. Trong đó, nợ nhóm 2 chiếm 16% (giảm 3,1%so với năm 2007), nợ nhóm 3 chiếm 0,85% (giảm 0,85% so với năm 2007) nợ nhóm 4 chiếm 4% và nó nhóm 5 chiếm 0,29% (giảm 0,61% so với năm 2007). Đây là một trong những nỗ lực thể hiện sự cố gắng của Chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, quản trị tốt tài sản bảo đảm.

Trong năm 2008, Chi nhánh đã thu hạch toán ngoại bảng được 23,7 tỷ, đạt 153% so với yêu cầu hoàn thành kế hoạch xét thi đua của năm. Trong đó 100% là tận thu và thu đựơc 10% nợ gốc của 2 khách hàng với tổng số tiền là 18 tỷ đồng.

Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2008 là: Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Tiếp tục phương châm “Minh bạch hoá chất lượng tín dụng,

nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, đồng thời với việc định hướng phát triển tín dụng theo ngành, lĩnh vực để đưa ra các giải pháp tập trung”. Tính

minh bạch được thể hiện biện chứng trong một hệ thống thống nhất, từ quản lý điều hành tác nghiệp, lãi suất đến chất lượng tín dụng. Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả…

Đồng thời chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Cơ cấu dư nợ đã được thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng cho vay ngắn trung và dài hạn tăng, tỷ trọng cho vay DNNN giảm .

Hoạt động dịch vụ.

Mặc dù các hoạt động ngân hàng trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, Chi nhánh đã đạt kết quả cao trong hoạt động dịch vụ. Phí dịch vụ thu được đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 52 tỷ đồng so với năm 2007 và tăng gấp 3 lần so với năm 2006 và đạt 145% so với yêu cầu hoàn thành kế hoạch và chiếm 5,7% thị phần toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu dịch vụ qua các năm

(đơn vị:tỷ đồng) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2006 2007 2008 dịch vụ

(Nguồn tổng hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)

Nhìn chung, các loại hình dịch vụ đều đựơc Chi nhánh triển khai đầu đủ và đều có sự tăng trưởng cao cả về doanh số và phí thu được so với các năm trước. Đặc bịêt hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã có sự tăng trưởng đột

phá với doanh số mua bán ngoại tệ đối với khách hàng là 400 triệu USD, lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 47 tỷ, chiếm 47% dịch vụ phí của Chi nhánh.

Năm 2008, Chi nhánh đã thực hiện hợp đồng thanh toán lương tự động theo CT20/2007-TTCP với 94 đơn vị, mở được trên 15000 tài khoản cá nhân.

Với vai trò là đầu mối tập trung thanh toán của các Chi nhánh của NHĐTPT trên địa bàn từ 1/4/2008, Chi nhánh đã thực hiện giao dịch trên 20000 chứng từ với doanh số thu chị hộ là 27164 tỷ đồng. Mặc dù khối lượng giao dịch lớn, nhưng chi nhánh vẫn luôn đảm bảo kịp thời và an toàn trong mọi giao dịch đối với tất cả các Chi nhánh NHĐTPT trên địa bàn và Ngân hàng Nhà nước Hà Nội.

Hoạt động ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn với doanh số thu chi tìên mặt đạt 30250 tỷ đồng, tăng 23,6 %so với năm 2007.

Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như thanh toán hoá đơn EVN, bảo hiểm bancassurance, nghiệp vụ phái sinh…

Lợi nhuận hoạch toán nội bộ

Năm 2008, lợi nhuận đạt được là xấp xỉ 245 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so năm trước, hoàn thành 110% kế hoạch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. Chi nhánh có dự lãi treo tính đến cuối năm 2008 là 16,7 tỷ, tăng 5,6

tỷ so với năm 2007. Ngân hàng đã trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định và dư quỹ dự phòng rủi ro là 61,5 tỷ đồng.

Với chất lượng kinh doanh cao và sự minh bạch trên tất cả các mặt hoạt động, có thể nói lợi nhuận Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đạt được là lợi nhuận “minh bạch, bền vững”.

0 50 100 150 200 250 2006 2007 2008 Lợi nhuận

(Nguồn tổng hợp :NH Đầu tư và Phát triển Hà Nội)

Công tác qủan trị điều hành

Quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam về vịêc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định, nguyên tắc trong chỉ đạo điều hành cũng như tuân thủ theo pháp lụât trong hoạt động kinh doanh.

Duy trì chế độ họp giao ban định kỳ, đột xuất của Ban Giám đốc, giữa Ban Giám đốc với lãnh đạo các phòng, điểm để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, xác định nhiệm vụ trọng tâm tập trung vào một số nội dung quan trọng liên quan đến nguồn vốn, tín dụng, xử lý nợ xấu, công tác dịch vụ, tổ chức cán bộ, thực hiện tiết kiệm…Chi nhánh đã lập ban chỉ đạo và xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong toàn chi nhánh. Năm 2008, mặc dù cán bộ tăng nhưng chi phí quản lý công vụ của chi nhánh chỉ thực hiện bằng 89% mức chi phí của năm 2007.

Chi nhánh luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi duỡng cán bộ trên cơ sở thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo và áp dụng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

Tiến hành đánh giá, rà soát cán bộ và từng bước thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định.

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại VN. (Trang 26 - 33)