CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘ
3.3.1. Kiến nghị với chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Vịêt Nam
Triển Vịêt Nam
Thứ nhất, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát hoạt động bảo đảm tiền vay nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp lụât cũng như đúng chủ chương chính sách của ngân hàng. Chỉ đạo và đưa ra hướng giải quyết kịp thời đối với những khoản vay có giá trị lớn, thường xuyên tiến hành kiểm tra không báo trước hoạt động của các chi nhánh, sở giao dịch nhằm đưa ra các chính sách phù hợp cũng như áp dụng các hình thức kỷ lụât, khen thưởng kịp thời. Tuy nhiên, đối với các khoản vay nhỏ, NHĐTPT Vịêt Nam cũng nên để cho các chi nhánh tự quyết bởi hơn ai hết, cán bộ tín dụng và chi nhánh là người hiểu rõ nhất về khách hàng của mình, chịu trách nhiệm về khách hàng của mình tránh rườm rà trong hoạt động cho vay gây khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Hiện nay, tâm lý yên tâm khi có tài sản bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng tín dụng là khá phổ biến trong các ngân hàng thương mại. Thực chất, việc quá tin tưởng vào tài sản bảo đảm mà không chú trọng đến tình hình tài chính của chủ đầu tư khi vay vốn và tính khả thi của dự án vay vốn đã gây ra rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vì vậy, cần có nhận thức đầy đủ về những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng tài sản. Thực chất của việc thế chấp tài sản chỉ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, là một biện pháp dự phòng trong trường hợp khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, do dự án kém hiệu quả và nằm ngoài khả năng dự đoán của ngân hàng.
Ngoài ra, các ngân hàng cần nghiên cứu thành lập các công ty mua bán khai thác tài sản bảo đảm. Căn cứ vào tình hình giá trị tài sản tồn đọng và khả năng của công ty, ngân hàng chuyển giao tài sản tồn đọng cho công ty dưới hình thức ủy thác hoặc trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng theo thỏa thuận, giúp các ngân hàng thu hồi vốn và khai thác sử dụng tài sản tồn đọng có hiệu quả, giải tỏa nhanh tài sản bảo đảm đang đóng băng tại các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng cần thu thập, tổng hợp thông tin, đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động cho vay để rút kinh nghiệm, đồng thời đề ra các chủ trương chính sách cụ thể phù hợp cho từng thời kỳ, tổng hợp các thông tin về khách hàng của ngân hàng, tạo sự liên kết giữa các chi nhánh để giúp các chi nhánh giảm bớt thời gian, chi phí trong công tác thẩm định khách hàng.
huấn, bồi dưỡng kiến thực chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo để đúc rút kinh nghiệm đồng thời tạo cơ hội cho cán bộ và các chi nhánh đưa ra những khó khăn cũng như kinh nghiệm của mình trong công vịêc. Thường xuyên cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài để nắm bắt xu thế phát triển chung của thế giới cũng như những công nghệ tiên tiến hiện đại.