Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại VN. (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘ

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng nói chung và họat động bảo đảm tiền vay nói riêng.

Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý về

bảo đảm tiền vay, đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan thống nhất về cơ chế bảo đảm tiền vay. Hiện nay các văn bản pháp quy về bảo đảm tiền vay còn nằm rải rác, các quy định giữa Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan còn nhiều bất cập và chồng chéo gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét việc thành lập các công ty

chuyên về định giá. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có thể tự thành lập một bộ phận chuyên về định giá nhưng trong điều kiện các ngân hàng hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại về tài chính, về đội ngũ chuyên môn trong khi số lượng các món vay có giá trị lớn và các tài sản bảo đảm quá khó không thể định giá không nhiều sẽ gây tốn kém không cần thíêt cho ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ. Vịêc thành lập các trung tâm định giá của Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác định để tất cả các tài sản khó định giá tại các ngân hàng đều có thể chuyển đến trung tâm này. Ngoài ra có thể coi vịêc hình thành các trung tâm này là hình mẫu để các trung tâm định giá tư nhân ra đời đồng thời thông qua trung tâm này để quản lý các

khoản cho vay tại các ngân hàng về mặt chất lượng, nâng cao tính an toàn trnog hoạt động của các ngân hàng.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng

của trung tâm thông tin tín dụng.

Vịêc thành lập trung tâm thông tin tín dụng (tên gọi tắt là CIC) đã đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng cải thiện tình trạng thiếu thông tin của các ngân hàng trong vịêc nắm bắt tình trạng của khách hàng nhưng trên thực tế hiệu quả hoạt động của trung tâm này chưa cao khiến nguồn thông tin mà trung tâm cung cấp chưa có độ tin cậy cao đối với các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần quy trách nhiệm cung cấp thông tin cho các trung tâm của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đặc biệt là các thông tin về khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đồng thời phối hợp với Bộ tư pháp, Tổng cục địa chính, Tổng cục thống kê... xây dựng hệ thống thông tin riêng phục vụ ngành ngân hàng... để các nguồn thông tin mà trung tâm cung cấp được đa dạng, phong phú và thực sự có ích cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại VN. (Trang 62 - 63)