CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘ
2.2.1. Thực trạng chất lượng hoạt động bảo đảm tiền vay
Theo nghị định số 163/2006/NĐ-CP (gọi tắt là nghị định 163) của Chính phủ ngày 29/12/2006 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, trong đó vịêc tổ chức tín dụng được quyền lựa chọn, quyết định vịêc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm và chịu trách nhiệm của mình. Quy định này đã mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.
Về cơ bản, vịêc lựa chọn phương pháp bảo đảm tiền vay ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHĐTPT về việc phân loại từng nhóm khách hàng cùng với chính sách khách hàng trong từng thời kỳ, hoặc quyết định của Tổng giám đốc trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với quy định của pháp lụât.
Thực tế cho thấy, nghị định 163 đã giúp ngân hàng chủ động hơn trong vịêc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay. Nhìn chung, việc được quyền tự lựa chọn, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm đối với các NHTM trong thời gian qua không những đảm bảo tương thích với từng loại khách hàng vay, qui mô tín dụng không ngừng tăng trưởng, mà còn đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả. Nhờ tính chủ động trong lựa chọn đã tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng có quyền quyết định
đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay từ đó giúp nhiều doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, doanh nghiệp có qui mô hoạt động lớn vay vốn không có tài sản bảo đảm tiết giảm được nhiều chi phí; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án, phương án khả thi và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoặc các doanh nghiệp có tài sản bảo đảm nhưng giá trị đảm bảo thấp đã không phải bỏ lỡ các cơ hội làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh (SX-KD). Tuy nhiên ở NHĐTPT Hà Nội hiện nay, vẫn còn đặt nặng yếu tố tài sản để xem xét quyết định cho vay. Mặc dù ai cũng biết, tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thu thứ hai, nhưng nó rất quan trọng nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro trong làm ăn, không còn khả năng thanh toán nợ, hơn nữa tình trạng thiếu trung thực của khách hàng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu đang là phổ biến. Vì vậy để giảm bớt rủi ro, thời gian qua ngân hàng phần lớn sử dụng biện pháp cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt đối với những khách hàng chưa đủ niềm tin trong quan hệ tín dụng, khách hàng mới quan hệ lần đầu, khách hàng thuộc loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tình trạng thiên về tài sản bảo đảm, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cho vay đôi khi quá khắt khe, không những gây ra phiền phức cho khách hàng, mà còn đánh mất cơ hội đầu tư, nhất là đối với khách hàng có qui mô hoạt động lớn đang cần vốn mở rộng SX-KD, khách hàng thuộc sở hữu nhà nước có lịch sử tài chính trung bình đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc khách hàng có tài sản nhưng do giá trị tài sản bảo đảm thấp so với nhu cầu vốn thực hiện dự án đầu tư. Trong số các tài sản mà NHĐTPT Hà Nội nhận tài sản bảo đảm thì phổ biến là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, một số khác là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá, giấy tờ có giá…
Trong công tác bảo đảm tiền vay, định giá tài sản bảo đảm luôn là hoạt động khó khăn và phức tạp nhất. Vịêc định giá tài sản bảo đảm phải đựơc thực hiện trước thời điểm ký kết hợp đồng, làm cơ sở để xác định mức cho vay của chi nhánh. Ngân hàng có thể tự tổ chức định giá bằng cách thành lập hội đồng định giá gồm ít nhất ba thành viên là đại diện của phòng thẩm định, phòng tín dụng và quả lý tín dụng, tiến hành định giá độc lập theo nguyên tắc nhất trí. Đối với những tài sản mà NHĐTPT không có khả năng định giá thì ngân hàng sẽ thuê tư vấn định giá hoặc thẩm định giá.
Khi thẩm định tài sản bảo đảm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc độc lập: Nguời thẩm định phải thẩm định bất động sản
một cách độc lập, không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào.
Nguyên tắc chính trực: Nguời thẩm định phải thẳng thắn, trung thực
và có chính kiến rõ ràng khi phân tích các yêu tố tác động trong quá trình thẩm định. Người thẩm định phải từ chối thẩm định khi xét thấy không có đủ điều kiện thẩm định hoặc bị chi phối bởi những ràng bụôc có thể làm sai lệch kết quả của thẩm định.
Nguyên tắc khách quan: Người thẩm định phải thẩm định một cách
công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong vịêc thu thập tài liệu, sử dụng tài liệu để thẩm định.
Nguyên tắc bí mật: Người thẩm định không được tiết lộ thông tin của
khách hàng mà mình biết đựơc trong quá trình thẩm định, kết quả thẩm định cho những cá nhân, đơn vị không liên quan.
Nguyên tắc thận trọng: Người thẩm định phải cân nhắc đầy đủ, thận
Các trường hợp cụ thể về tờ trình về thành lập tổ định giá, danh mục hồ sơ của tài sản đề nghị định giá, định giá động sản và bất động sản đựơc nêu ở phụ lục số 1,2 và 3.
2.2.1.2.Tình hình quản lý tài sản bảo đảm
NHĐTPT thoả thuận với bên bảo đảm việc giữ bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và các giấy tờ khác liên liên quan đến bên bảo đảm, tài sản bảo đảm và tổ chức việc lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ đối với NHĐTPT và các tổ chức tín dụng khác, thì bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba đang giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải giao lại Giấy chứng nhận đó cho người yêu cầu đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm có thoả thuận khác về việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba có quyền giữ Giấy chứng nhận đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
NHĐTPT theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm trong suốt thời gian vay vốn, bảo lãnh tín dụng. Trong quá trình theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm, nếu phát hiện bên bảo đảm không thực hiện đúng các thoả thuận theo hợp đồng bảo đảm đã ký; tài sản bảo đảm không được bảo quản tốt, hoặc bị giảm sút giá trị (không kể hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá), NHĐTPT có quyền yêu cầu bên bảo đảm khắc phục các vi phạm đó.
Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ tại NHĐTPT thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại NHĐTPT và tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính khác, nếu phải xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ.
Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch; thủ tục thuận tiện; đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, của cá nhân, tổ chức có liên quan và theo quy định của pháp luật, đây không phải là hoạt động kinh doanh của NHĐTPT.
Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm do bên bảo đảm chịu. Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm sau khi trừ chi phí xử lý, NHĐTPT thu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi vay quá hạn, các khoản chi phí khác (nếu có). Tài sản bảo đảm sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng, bên bảo đảm có trách nhiệm huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả ngay cho NHĐTPT. Trường hợp đặc biệt, Tổng giám đốc NHĐTPT có thể xem xét, quyết định cho khách hàng bổ sung tài sản khác để tiếp tục bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ còn lại của khách hàng.
Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản bảo đảm bị khởi tố về một hành vi phạm tội không liên quan đến việc vay vốn, bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu tại NHĐTPT hoặc không liên quan đến nguồn gốc hình thành tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm của người đó không bị kê biên theo quy định
của pháp luật; NHĐTPT phải có biện pháp cần thiết để quản lý tài sản bảo đảm .
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
NHPT được xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận trong các trường hợp sau:
Khách hàng có nợ quá hạn liên tiếp trong thời hạn 06 tháng đối với tín dụng đầu tư, trong thời hạn 60 ngày đối với tín dụng xuất khẩu.
Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại, nếu không thoả thuận được việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bảo đảm đối với NHĐTPT của các pháp nhân mới và khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn theo yêu cầu của NHĐTPT, thì NHĐTPT có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Khách hàng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ NHĐTPT trước thời hạn, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
Trường hợp khách hàng bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ thì NHĐTPT được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Trường hợp khách hàng bị phá sản thì việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ được thực hiện theo các quy định của pháp luật về phá sản.
Trong trường hợp bên bảo đảm là người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản bị phá sản, nếu nghĩa vụ trả nợ đã đến hạn mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về phá sản; nếu nghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn thì tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ theo thoả thuận của
các bên; trường hợp không có thoả thuận thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm.
Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2.2.1.4.Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay phân theo hình thức bảo đảm
Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay phân theo hình thức bảo đảm của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đựợc thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.3 : Dư nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Số tiên Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng dư nợ 3805 3823 3833,9 3521.1 Tín chấp 1293,7 34% 1032,2 27% 805,1 21% 598,6 17% Thế chấp 2364,8 62,15% 2566,8 67,14% 2762,7 72,06% 2581 73,3% Cầm cố 118,7 3,12% 1300 3,4% 157,2 4,1% 225,3 6,4% BĐ bằng TS hình thành từ vốn vay 27,8 0,73% 57,3 1,5% 62,9 1,64% 63,4 1,8% BĐ bằng TS của bên thứ ba 0 0% 36,7 0,96% 46 1,2% 52,8 1,5%
(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐTPT Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ bình quân qua các năm của NHĐTPT Hà Nội tăng dần qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007 với mức
tăng giàm dần và có xu hướng giảm mạnh trong năm 2008 do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững, ngân hàng ngày càng đẩy mạnh hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản, tổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản ngày càng tăng còn tổng dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm ngày càng giảm .
Năm 2005, dư nợ có bảo đảm bằng tài sản chiếm 66 % tổng dư nợ, trong đó thế chấp chiếm tỷ lệ 62,15 %, tương ứng với 2364,8 tỷ đồng, cầm cố chiếm 3,12%, tương ứng với 118,7 tỷ đồng, ngân hàng bắt đầu triển khai hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tuy nhiên hình thức bảo đảm này mới chỉ chiếm 0,73 % tổng dư nợ, tương ứng với 27,8 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ không có tải sản bảo đảm có xu hướng ngày càng giảm và đã giảm xuống đáng kể vào năm 2008 là điều tất yếu phù hợp với chính sách của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Trong thời gian này, ngân hàng chủ trương thắt chặt tín dụng, chỉ cho các doanh nghiệp có uy tín, là khách hàng lâu năm của ngân hàng, có hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính lành mạnh mới được sử dụng hình thức cho vay tín chấp, hầu hết các khoản vay đều được yêu cầu có tài sản bảo đảm. Đồng thời, ngân hàng cũng thực hiện xem xét lại các khoản nợ cũ và yêu cầu thêm tài sản bảo đảm nếu cần thiết. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng là đa dạng hoá các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba bắt đầu được triển khai từ năm 2006 và ngày càng được phát triển. Năm 2006, hai hình thức bảo đảm này chỉ chiếm 2,46% tổng dư nợ, tương ứng với 94 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã mở rộng, chiếm đến 3,3% tổng dư nợ, tăng lên 22,2 tỷ đồng.
Cụ thể một số hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản chủ yếu như sau:
Bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn
Bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn là hình thức bảo đảm được sử dụng phổ biến nhất ở NHĐTPT Hà Nội và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, trong đó chủ yếu là thế chấp nhà ở,quyền sử dụng đất vì đây là loại tài sản có giá trị cao, văn bản quy định về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng rõ ràng, đồng thời tỷ lệ cho vay tính trên giá trị định giá cao (không vượt qúa 80% giá trị). Tỷ lệ các hình thức thế chấp cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo hình thức thế chấp
(Đơn vị:Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Số tiên Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng dư nợ cho vay có BĐ bằng thế chấp 2364,8 2566,8 2762,7 2581 Nhà ở, quyền sử dụng đất ở 2081 88% 2130,4 83% 2210,2 80% 2245,5 87%