CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘ
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nộ
Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội
Chỉ tiêu giá trị khoản vay so với giá trị của tài sản bảo đảm
Chỉ tiêu này cho biết mức độ bù đắp vốn trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Doanh số cho vay so với giá trị của tài sản bảo đảm tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội để thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Doanh số cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm
(Đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Dư nợ cho vay có TSBĐ 2381,3 2511,3 2790,8 3028,8 2922,5
Giá trị TSSBĐ 4669,2 4738,3 4896,14 4732,5 4235,5
Tỷ lệ A 0,51 0,53 0,57 0,64 0,69
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐTPT Hà Nội)
Tỷ lệ này cho biết trung bình một đồng giá trị bảo đảm khách hàng được vay bao nhiêu đồng vốn. Theo lý thuyết, tỷ lệ này càng thấp càng đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng, tuy nhiên thực tế, nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ không thu hút được khách hàng vay vốn vì vậy ngân hàng có xu hướng ngày càng điều chỉnh tỷ lệ này sao cho phù hợp với sự phát triển của thị trường và tạo ra đựơc sự canh tranh với các ngân hàng khác. Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng qua các năm cho thấy ngân hàng đang cố gắng từng bước cải thiện để phục vụ nhu cầu vay vốn tốt hơn mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ an toàn cho ngân hàng. Năm 2005 tỷ lệ này là 0,51 thì đến năm 2008 đã là 0,69, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn là tỷ lệ có thể chấp nhận đựơc, để bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Chỉ tiêu về tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm
Bảng 2.7: Doanh số cho vay tín chấp so với doanh số cho vay có đảm bảo bằng tài sản
(Đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Dư nợ cho vay tín chấp 1398 1293,7 1032,2 805,1 598,6
Dư nợ cho vay có TSBĐ 2381,3 2511,3 2790,8 3028,8 2922,5
Tỷ lệ H 58,7% 51,5% 37% 26,6% 20,48%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐTPT Hà Nội)
Ta thấy dư nợ cho vay tín chấp qua các năm có xu hướng giảm dần trong khi dư nợ có tài sản bảo đảm ngày càng tăng khiến tỷ lệ dư nợ cho vay tín chấp so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm ngày càng giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tương đối cao so với tỷ lệ chung bình của các ngân hàng khác do đặc thù của ngân hàng Đầu tư Phát triển phần nhiều là cho vay phục vụ xây dựng các công trình nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay các doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị của Chính phủ. Năm 2004 tỷ lệ này là 58,7% đến năm 2006 còn 37% và đến năm 2008 chỉ còn 20,48%. Điều này cho thấy mục tiêu phát triển của ngân hàng là giảm dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm và khuyến khích vay vốn bằng tài sản bảo đảm. Chiến lược này là hoàn toàn đúng đắn bởi trong thời gian qua, hơn 80% nợ quá hạn của ngân hàng là khoản vay không có tài sản bảo đảm, chứng tỏ hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm không phát huy được hiệu quả và cần thu hẹp lại, trong khi dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay lại chỉ chiếm hơn 10% nợ quá hạn, đây là điều đáng mừng cần phát triển loại hình dư nợ này.
P =
Số nợ mất vốn khó đòi của ngân hàng ngày càng giảm đi cho thấy hiệu quả của hoạt động cho vay, thẩm định dự án của ngân hàng ngày càng được cải thiện. Cùng với đó là tỷ lệ giữa giá trị về tài sản thanh lý và nợ mất vốn khó đòi ngày càng tăng chứng tỏ công tác định giá tài sản cũng như xử lý, thanh lý TSBĐ ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ này cho biết khi nợ mất vốn khó đòi sảy ra thì ngân hàng có thể thu hồi được bao nhiêu số nợ bị mất đó. Chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Giá trị tài sản thanh lý so với nợ mất vốn khó đòi
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Giá trị tài sản thanh lý 50,4 44,28 40,8 41 36,4
Nợ mất vốn khó đòi 63 54 48 46 40
Tỷ lệ P 0,8 0,82 0,85 0,88 0,91
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐTPT Hà Nội)
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ mất vốn bằng cách bán tài sản thanh lý càng cao. Tỷ lệ này năm 2004 chỉ là 0,8 thì đến năm 2008 đã lên đến 0,91, đây là một nỗ lực đáng kể của ngân hàng, giúp cho vịêc xử lý tài sản thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng đựơc cải thiện và từng bước đưa ngân hàng Đầu tư và Phát triển trờ thành một ngân hàng lớn mạnh.
Nợ qúa hạn của khoản vay có tài sản bảo đảm so với tổng nợ quá hạn
Xem xét nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trong khoản vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm giúp cho ngân hàng có chiến lược cân đối giữa các khoản vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản
bảo đảm cũng như có phương hướng phát triển để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn cho ngân hàng. Chỉ tiêu này ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển như sau:
Bảng 2.9: Nhóm chỉ tiêu về nợ qúa hạn
(Đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Nợ quá hạn có TSBĐ (1) 14,29 13,56 13,12 11,51 10,23
Tổng dư nợ quá hạn (2) 178,63 169,5 1,31,5 104,63 78,7
Tổng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm (3)
2381,3 2511,3 2790,8 3028,8 2922,5
(1)/(2) 8% 8% 10% 11% 13%
(1)/(3) 0,6 % 0,54 % 0,47% 0,38% 0,35%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐTPT Hà Nội)
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, bất cứ ngân hàng nào cũng đều có nợ quá hạn, tuy nhiên các ngân hàng đang cố gắng giảm đến mức thấp nhất nợ quá hạn để đảm bảo khả năng an toàn vốn và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, và NHĐTPT cũng nằm trong số đó. Ta thấy, các chỉ tiêu về nợ quá hạn của ngân hàng đều ở mức chấp nhận đựơc. Tỷ lệ nớ quá hạn có tài sản bải đảm trên tổng dư nợ cho vay có xu hướng giảm chứng tỏ hoạt động cho vay và bảo đảm tài sản của ngân hàng ngày được cải thiện tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn có TSBĐ so với tổng dư nợ quá hạn lại có xu hướng tăng lên do tổng dư nợ quá hạn có xu hướng giảm nhanh hơn so với dư nợ quá hạn có tài sản bảo đảm.
2.3.Đánh giá chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng ĐTĐTPT Hà Nội
2.3.1.Những thành tựu đạt được
kiểm tra, giám sát kịp thời để sớm có biện pháp phòng ngừa đối với các khoản vay có vấn đề, nhờ đó mà công tác bảo đảm tiền vay đã có những bước tiến đáng kể.
Ngân hàng đã có chiến lược khách hàng đúng đắn, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Khách hàng của chi nhánh giờ không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước như trước mà chi nhánh đang cố gắng phát triển quan hệ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, hiểu và mở rộng mạng lưới khách hàng khiến cho hiệu quả của hoạt động cho vay tăng lên đáng kể.
Chất lượng thẩm định khách hàng của chi nhánh ngày càng đựơc cải thiện, đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm. NHĐTPT Vịêt Nam cùng NHĐTPT Hà Nội đã có những công văn cụ thể hướng dẫn công tác thẩm định dựa trên tính khoa học thay vì thẩm định mang tính kinh nghiệm như trước kia. Bởi vậy số dư nợ quá hạn ngày càng giảm, ngân hàng có được những khách hàng đáng tin cậy.
Ngân hàng đã xây dựng được đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, tư vấn cho khách hàng lựa chọn được biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp đối với từng khách hàng cụ thể, trên cơ sở khả năng tài chính, phương án sử dụng vốn của khách hàng giúp cho hoạt động tiền vay phát huy đựơc vai trò bảo đảm an toàn vốn cho chi nhánh, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng hơn với việc tiếp cận nguồn vốn vay.
Chi nhánh đã chú trọng hơn tới công tác đào tạo cán bộ. Cán bộ của NHĐTPT Hà Nội thường xuyên được cử đi học các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, được cử đi học tập tại nước ngoài giúp trình độ chuyên môn của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng và định giá được cải thiện rõ rệt.
Chi nhánh tiến hành phân công nhiệm vụ,chức năng của các phòng ban rõ ràng, tạo môi trường làm vịêc chuyên nghiệp. Mỗi cán bộ tín dụng phải
chịu trách nhiệm với các khoản vay của khách hàng của mình. Chi nhánh đã bước đầu tách bộ phận định giá tài sản bảo đảm ra khỏi bộ phận tín dụng, thành lập một bộ phận định giá chuyên nghiệp, góp phần nâng cao công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng.
2.3.2.Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Trong qúa trình bảo đảm tiền vay, bên cạnh những kết quả đạt đựơc, còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục:
Thứ nhất: Cơ sở đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay
nói chung, biện pháp bảo đảm tiền vay trong cho vay hầu như chỉ dựa vào nguồn số liệu khách hàng cung cấp, chưa có sự kiểm chứng giữa các sổ sách kế toán và thực tế kiểm kê. Cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong vịêc tìm hiểu thông tin xác thực về khách hàng vay vốn. Nhiều cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá chưa đi vào chiều sâu cho nên kết quả thẩm định thường đi ngược lại với thực tế hoạt động của khách hàng vay. Nhiều trường hợp khách hàng vay có các chỉ tiêu tài chính rất khả quan: doanh số hoạt động tăng qua mỗi năm, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ vay. Bởi vì nguồn số liệu mà cán bộ tín dụng sử dụng tính toán có chất lượng kém, không chính xác, hoặc nguồn số liệu đã quá xa so với thời điểm vay vốn nên hiệu quả thẩm định thấp, thậm chí mất tác dụng. Qua xem xét loại khách hàng này nhận thấy hầu hết họ đã rơi vào trạng thái suy giảm về mặt tài chính, kinh doanh kém hiệu quả, nếu không tiếp tục được vay thì không thể trả được nợ cũ nên kiếm cớ trì hoãn gửi báo cáo tài chính hoặc tìm cách “đánh bóng” lại số liệu.
Thứ hai: Trong thời gian qua, chi nhánh phần lớn sử dụng biện pháp cho
vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt đối với những khách hàng chưa đủ niềm tin trong quan hệ tín dụng, khách hàng mới quan hệ lần đầu, một số khách hàng
sản bảo đảm chỉ là nguồn thu thứ hai, nhưng nó rất quan trọng nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro trong làm ăn, không còn khả năng thanh toán nợ, hơn nữa, tình trạng thiếu trung thực của khách hàng trong vịêc cung cấp thông tin, tài liệu là đang phổ biến, tuy nhiên, khi thẩm định cho vay, nhiều cán bộ tín dụng quá thiên về tài sản bảo đảm, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cho vay, đôi khi qúa khắt khe, không những gây phiền phức cho khách hàng mà còn đánh mất cơ hội đầu tư, nhất là đối với những khách hàng có quy mô hoạt động lớn đang cần mở rộng vốn sản xuất kinh doanh hoặc khách hàng có tài sản nhưng giá trị tài sản thấp so với nhu cầu vốn thực hiện dự án.
Thứ ba: Danh mục tài sản bảo đảm còn hạn chế. Tài sản bảo đảm hiện
nay chủ yếu mới chỉ tập trung vào một số tài sản có độ an toàn cao như số tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải… Điều này hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, nguồn vốn không đến đựơc với những khách hàng không có tài sản bảo đảm phù hợp.
Thứ tư: Hiện nay phần lớn tài sản bảo đảm của khách hàng là quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Có một điều nghịch lý là khi nhận thế chấp tài sản quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, chi nhánh vẫn thường áp dụng tính theo khung giá quy định của UBND cấp tỉnh, thành phố để xác định mức cho vay. Chính vì vậy, giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng thường không tương xứng với giá trị thực, nhất là quyền sử dụng đất ở. Bởi giá trị quyền sử dụng đất ở mà UBND các tỉnh, thành phố đưa ra chỉ để áp dụng tính thu thuế chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường. Mặc dù ngân hàng đã có những quy định về phương pháp xác định giá trị TSBĐ là quyền sử dụng đất ở để giúp người dân có cơ hội vay được nhiều vốn hơn như vịêc xác định theo thoả thuận giữa ngân hàng và bên bảo đảm nhưng vẫn phải
thấp hơn giá trị đất thực tế chuyển nhượng trên thi trường địa phương tại thời điểm định giá, không vượt qúa khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định hoặc mức tối đa không vượt quá 70% giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếu cao hơn giá ghi trong khung giá đẩt của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất. Điều đó vẫn không đáp ứng đủ nhu cần về vốn cho khách hàng vì giá trị tài sản đựợc quy định thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó.
Thứ năm: NHĐTPT Hà Nội chủ yếu cho vay tín chấp đối với các doanh
nghiệp nhà nước có quan hệ truyền thống với ngân hàng hoặc cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. Tuy nhiên, những khách hàng này nhiều khi làm ăn không hiệu quả gây ra nợ qúa hạn cho ngân hàng. Phần lớn nợ quá hạn của ngân hàng nằm trong thành phần cho vay tín chấp này gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.