CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘ
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ,ban ngành nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo đảm tiền vay Ngày 29 tháng 12 năm 2006, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 1 năm 2007 và thay thế Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, bãi bỏ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ- CP ngày 15/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
tuy nhiên còn nhiều khâu của quá trình bảo đảm tiền vay như công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm còn chứa đựng nhiều bất cập trên cả phương diện pháp lụât và thực tiễn áp dụng, ví dụ như:
Giữa khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2000/NĐ-CP và khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm có sự khác biệt cơ bản, khiến các ngân hàng rất khó thực hiện. Khi khách hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, theo Nghị định 08 thì không phải đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu không có thỏa thuận) vì đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, người sử dụng không có quyền sở hữu nhưng theo Luật Đất đai 2003 và Nghị định 163, vẫn phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong khi đó, Nghị định 163 chỉ bãi bỏ khoản 2 Điều 2 của Nghị định 08, tức là khoản 1 Điều 2 Nghị định 08 vẫn còn giá trị pháp lý. Như thế, trường hợp này có phải đăng ký giao dịch bảo đảm hay không?
Về việc dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, Điều 324 Bộ luật Dân sự quy định về nguyên tắc: một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, (nhưng) trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều đáng lưu ý là, trước đây (với chủ trương an toàn cho các TCTD), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP (tại Điều 11) không có quy định cho phép các TCTD nhận TSBĐ có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ (hoặc tổng giá trị các nghĩa vụ) được bảo đảm, mặc dù, đến Nghị định số 85/2002/NĐ-CP điều này đã được bổ sung tại khoản 13 Điều 1 bởi cách quy định “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, và ngay sau đó, đến Thông tư số 07/2003/TT- NHNN (tại mục III.3) đã có quy định cho phép thực hiện việc này nhưng chỉ trong “… trường hợp TCTD và khách hàng vay thoả thuận bảo đảm bằng tài sản như là một biện pháp bảo đảm bổ sung đối với khoản vay… không có bảo
đảm bằng tài sản”. Nay, theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP tại Điều 5 (với cú pháp câu khẳng định) đã chính thức quy định rằng: “… các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Vấn đề bảo lãnh bằng tài sản: Dựa trên quan điểm của Bộ luật Dân sự năm 2005 về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP, thuật ngữ bảo lãnh bằng tài sản và các nội dung liên quan đến thuật ngữ này (vốn được sử dụng phổ biến trong các văn bản hướng dẫn trước đây) đã không còn nữa, thay vào đó, bảo lãnh đã được trả lại vị trí thuần nguyên nghĩa của nó, là một biện pháp bảo đảm độc lập, đến lượt mình, nghĩa vụ bảo lãnh có thể được bảo đảm thực hiện bằng chính các biện pháp bảo đảm khác (như Điều 44 Nghị định 163/2006/NĐ-CP). Việc chỉnh lý này không chỉ mang tính lý luận, kỹ thuật pháp lý, mà đó còn là sự điều chỉnh, tách bạch cần thiết trong thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm, giúp phòng ngừa tranh chấp không đáng có, do thực tế trước đây đã “trộn lẫn, hoà nhập” các quyền, nghĩa vụ khác nhau của người bảo đảm vào một biện pháp bảo đảm - mà nhiều người trong giới nghiên cứu luật học cho rằng là biện pháp “cách tân lưỡng tính”. Rõ ràng, việc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba nay cần phải tách bạch thành hai loại giao dịch độc lập (không luôn đồng nghĩa với yêu cầu phải lập ra 2 văn bản hợp đồng): hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng cầm cố (hoặc thế chấp) - trong đó TSBĐ là bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Về việc này, Thông tư số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 (sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) là điển hình cho sự nhanh nhạy đã đi trước một bước.
Thứ hai, về hoạt động của Trung tâm bán đấu giá: cần đơn giản hoá việc
ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm bán đấu giá, cho phép ngân hàng được quyền trực tiếp ký hợp đồng ủy quyền với Trung tâm bán đấu giá để phát mại tài sản mà không cần có sự đồng ý của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không có thiện chí hợp tác với ngân hàng để cùng ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm bán đấu giá.
Thứ ba, Công tác quản lý việc chấp hành chế độ kế toán và thống kê cần
được Nhà nước thực hiện kiên quyết hơn nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng, thông qua đó ngân hàng có quyết định cho vay và lựa chọn phương pháp bảo đảm vốn vay phù hợp hơn.
Kinh nghiệm từ các nước trong khu vực về việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ vừa qua, một giải pháp được Chính phủ các nước áp dụng để giải quyết vấn đề nợ quá hạn là thành lập công ty quản lý tài sản nợ (Asset Management Company – AMC).
Giảm bớt thời gian xử lý các vụ kiện tranh chấp từ hợp đồng tín dụng: Toà án nên tổ chức xét xử theo thủ tục khẩn cấp và không đình hoãn phiên xử dù có liên quan đến các vụ án khác, vì đây là vụ kiện đòi nợ đã quá rõ ràng, tài sản thế chấp đã qua công chứng và được bảo đảm cho riêng món nợ mà ngân hàng được quyền ưu tiên thanh toán. Cần có một điều luật quy định việc xét xử vắng mặt để tránh tình trạng bên nợ bỏ trốn, tạo điều kiện cho Toà án có thể xét xử vắng mặt mà không phải chờ đến lúc tìm được con nợ mới xử tiếp như hiện nay. Đơn giản hoá thủ tục phát mại khi đã có bản án có hiệu lực pháp lý của Tòa án: Ngân hàng được quyền trực tiếp ký hợp đồng ủy quyền bán tài sản tại Trung tâm đấu giá với giá khởi điểm do ngân hàng ấn định,
không thông qua trung gian Phòng thi hành án như hiện nay tránh mất nhiều thời gian.