Quá trình phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty nhựa cao cấp hàng không (Trang 38 - 42)

I. Khái quát chung về công ty Nhựa Cao Cấp Hàng Không

2.Quá trình phát triển của công ty

Quá trình phát triển của công ty có thể đợc chia thành các giai đoạn sau:

a. Giai đoạn 1: (từ năm 1989 - 1991)

Đây là giai đoạn khó khăn nhất của cônh ty, với tổng số vốn đợc giao là 1,1 tỷ đồng, có trụ sở chính đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Công ty hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ hành khách đi máy bay. Nhng vì những yếu tố khách quan và chủ quan khiến công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

- Xét về yếu tố khách quan: Do nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ mới thoát ra khỏi sự bao cấp, sức tăng trởng kinh tế còn kém, thu nhập của ngời dân còn thấp. Tại thời điểm này có rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm thời đóng cửa không hoạt động, ngời lao động phải nghỉ bởi không có việc và không có lơng. Mặt khác, khách quốc tế đến Việt Nam trong thời kỳ này còn rất ít, nhu cầu đi lại trong nớc bằng đờng hàng không cũng rất ít. Điều này đã khiến Công Ty Nnhựa Cao Cấp Hàng Không gần nh không có thị trờng để tiêu thụ sản phẩm.

- Xét về yếu tố chủ quan: Do xuất phát điểm còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, trình độ công nhân còn thấp, chủng loại mặt hàng ít. Với những điều kiện nh thế đã khiến Công ty gặp không ít khó khăn đặc biệt là khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng. Do đó Công ty kinh doanh không có lãi. Lực lợng lao động chủ yếu sống bằng lơng bao cấp của Tổng Cục Hàng Không. Doanh số giảm từ 954.740.000 đồng vào năm 1990 xuống còn 301.893.000 đồng trong năm 1991.

b. Giai đoạn 2: (từ năm 1992 - 1995)

Từ năm 1992, cùng với sự hội nhập và mở cửa của nên kinh tế, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, số lợng khách quốc tế đi đến Việt Nam ngày càng tăng. Điều này đã tạo ra một sức ép lớn buộc ngành Hàng Không Việt Nam nói chung và Công ty Nhựa Cao Cấp Hàng Không nói riêng phải kịp thời cải tiến nâng cao chất lợng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Trong giai đoạn này, Công ty đã mạnh dạn đầu t vào đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất cũng nh nâng cao chất lợng sản phẩm.

Tính đến qúy 2 năm 1993, máy móc thiết bị của Công ty gồm có: - 02 Máy phun ép nhựa

- 01 Máy cắt dán liên hoàn túi xốp - Các hệ thống thiết bị phụ trợ khác

Với các máy móc kỹ thuật Công ty có đợc, đồng thời Công ty còn có một u thế lớn là một doanh nghiệp trực thuộc ngành Hàng Không Việt Nam. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi. Dù vậy, Công ty vẫn hết sức cố gắng tập trung mọi nguồn lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác nhằm giành u thế cung ứng các sản phẩm nhựa cho các chuyến bay. Hơn nữa, nhằm tránh tình trạng chỉ phụ thuộc vào một mảng thị trờng duy nhất, Công ty đã chủ động tìm kiếm mở rộng thị trờng ngoài ngành Hàng Không bằng các sản phẩm nhựa gia dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ cho công nghiệp.

Với quyết tâm đó, tính đến năm 1994, các chỉ số kinh tế cho thấy doanh thu tăng 199%, lợi nhuận tăng 200%, thu nhập bình quân đầu ngời tăng 81% so với năm 1993.

Tuy vậy, các sản phẩm của Công ty trong giai đoạn này còn cha đa dạng về chủng loại. Để khắc phục, Công ty đã không ngừng cải tiến sản phẩm về chất lợng và mẫu mã, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ cjo ngành Hàng không (Vietnam - Airline) gọi là sản phẩm trong ngành ngày càng đợc chú trọng nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi của xu thế phát triển.

c. Giai đoạn 3: (từ năm 1996 - 1998)

Sau khi chính thức trở thành một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam theo quyết định số 1025/HDQT ngày 30/06/1997 của Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam thì Công ty đã có sự tăng tốc mạnh mẽ, gặt hái đợc nhiều thành công đáng kể. Giai đoạn này có thể đợc coi là giai đoạn phát triển cao nhất so với các giai đoạn trớc.

- Doanh thu bình quân : 25% - Lợi nhuận bình quân tăng : 30% - Thu nhập bình quân/ngời tăng : 15%

Thời gian này Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của khu vực thị trờng ngoài ngành. Công ty bắt đầu tập trung hơn vào những kế hoạch để mở rộng thị trờng này và thực tế cho thấy tỷ lệ % doanh thu từ sản phẩm phục vụ thị trờng ngoài ngành đang có xu hớng tăng lên khá nhanh. Từ năm 1996, doanh thu từ thị tr- ờng ngoài ngành chỉ chiếm 20% nhng đến năm 1998 đã tăng lên 55% tổng doanh

thu. Nh vậy, không có nghĩa là Công ty Alaco đang thu hẹp thị trờng trờng trong ngành, thị phần của Công ty vẫn giữ nguyên trong khi đó tỷ phần ngoài ngành tăng lên dẫn đến % doanh thu tăng lên.

Giai đoạn này, ngoài việc đầu t công nghệ, Công ty còn tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, năng suất và chất lợng sản phẩm đã đợc nâng cao. Điều đáng ghi nhận là trong những thời điểm khó khăn của khủng hoảng kinh tế Châu á và khủng hoảng ngành Hàng không dân dụng Việt Nam vào các năm 1997 – 1998, lãnh đạo Công ty đã có những điều chỉnh chính sách phát triển phù hợp. Nhờ vậy, Công ty vẫn thờng xuyên đảm bảo đợc việc làm và thu nhập ổn định.

Cho đến năm 1997, doanh thu của Công ty đạt tới hơn 11 tỷ VNĐ. Đây là giai đoạn khởi sắc, phát triển, gặt hái kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với tất cả nỗ lực của mình Công ty đã giành đợc mảng thị trờng rộng lớn và đã khẳng định đợc vị trí của mình trên thị trờng.

d. Giai đoạn 4: (từ năm 1998 đến nay)

Do thực hiện tốt chiến lợc phát triển mở rộng thị trờng tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ con số 100% những năm đấu thành lập là để phục vụ cho ngành Hàng không Việt Nam cho đến nay tỷ trọng thị trờng tiêu thụ ngoài ngành đã chiếm tới 60% tổng giá trị doanh thu hàng năm. Các sản phẩm nhựa gia dụng và nhựa cao cấp mang nhãn hiệu APLACO của Công ty có chất lợng tốt, mẫu mã đẹp, kiễu dáng phong phú, giá cạnh tranh. Hàng năm Công ty đều tung ra thị trờng từ 4 đến 6 sản phẩm mới, cho đến nay Công ty đã có hơn 200 loại sản phẩm khác nhau.

Trong năm 1998 – 1999, có những thời điểm mặc dù đã hoạt động hết công suất 3 ca/ngày mà Công ty vẫn không sản xuất kịp để giao hàng cho khách hàng. Cùng với sự ổn định và phát triển trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống văn hoá kinh tế xã hội của cán bộ, công nhân viên Công ty cũng ngày càng đợc nâng cao. Thu nhập bình quân đầu ngời hiện nay là khoảng 1,6 triệu đồng trên tháng so với mức thu nhập 100.000đ/tháng. Trong những năm1990 – 1992 thì đây là kết quả đáng tự hào của cả một quá trình phấn đấu vơn lên của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty APLACO.

Đặc biệt Công ty vẫn tiếp tục đầu t các dây chuyền thiết bị hiện đại, lãnh đạo Công ty năng động giám nhĩ giám làm. Nhận đợc rõ vị trí thấp kém của Công ty, lãnh đạo đã tìm mọi cách liên doanh, liên kết, vay vốn, huy động vốn, sử dụng các hình

thức thuê mua tài sản, máy móc để tạo một cơ sở cho doanh nghiệp vững chắc và càng ngày càng phát triển.

Hiện nay Công ty có diện tích mặt bằng hoạt động sản xuất là : 11.000m2 có 12 phòng chức năng quản lý, 5 phân xởng sản xuất và một cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh với tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 256 ngời.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty nhựa cao cấp hàng không (Trang 38 - 42)