xảy ra khủng hoảng, quỹ BHTG dù lớn vẫn không thể tự mình giải quyết đổ vỡ ngân hàng. Sau hơn 75 năm hoạt động, FDIC đã xây dựng được một quỹ BHTG lên tới 52 tỷ USD nhưng với việc xử lý hàng trăm ngân hàng đổ vỡ, đã có thời điểm quỹ BHTG Mỹ bị thâm hụt chỉ còn 45 tỷ USD. Như vậy, ngoài Quỹ BHTG, tổ chức BHTG cần nhận được sự hỗ trợ tài chính của các cơ quan có thẩm quyền nhằm thực hiện tốt vai trò của người gửi tiền, xử lý hiệu quả trong trường hợp hệ thống tài chính gặp khó khăn.
Bằng chứng là, dù có lúc Quỹ BHTG Hoa Kỳ tưởng như “cạn đáy” thì ngay lập tức có thể nhận được sự hỗ trợ của Bộ Tài chính với khoản vay nóng tối đa lên đến 300 tỷ USD và FDIC lại có thể tiếp tục thực hiện tốt vai trò xử lý khủng hoảng của mình.
3.1.4. Bài học về triển khai và phối hợp triển khai các chương trình nhằm đẩy lùi khủng hoảng khủng hoảng
Trong thời kỳ khủng hoảng, cơ quan bảo hiểm tiền gửi cần phát huy hết vai trò và vị thế của mình để tháo dỡ khó khăn. Bên cạnh những tiền đề về cơ sở pháp lý, năng lực tài chính xử lý đổ vỡ…đã có từ trước, tổ chức BHTG cần chủ động và linh hoạt đề ra các chương trình xử lý riêng của mình như chương trình hỗ trợ thanh khoản, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ về quản lý điều hành…nhằm “xóa băng” thị trường tài chính, từng bước đưa các ngân hàng thoát khỏi khủng hoảng. Bằng uy tín, năng
lực của mình trong việc triển khai các chương trình thích ứng với khủng hoảng, tổ chức BHTG tạo dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư về khả năng hồi phục của thị trường. Đồng thời, là thành viên quan trọng của mạng an toàn tài chính quốc gia, tổ chức BHTG cũng nhất thiết phải phối hợp với các cơ quan khác trong mạng như Bộ Tài chính hay NHNN để thực hiện các kế hoạch giải cứu của chính phủ, sớm đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng khó khăn. Duy trì mạng an toàn tài chính hiệu quả là một trong những yếu tố tạo nên sự ổn định về tài chính của một quốc gia. Bên cạnh sự độc lập tương đối, giữa các cơ quan của mạng tài chính phải có sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết trong hoạt động, có cơ chế chia sẻ thông tin chính xác, kịp thời mới tạo ra nguồn lực tổng hợp, đẩy lùi khủng hoảng. Tuy nhiên, các chương trình đó khi xây dựng cần phải huy động sự tham gia ý kiến kịp thời của các cơ quan chức năng, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng tài chính…để bảo đảm hiệu quả khi triển khai. Mục tiêu của các chương trình cũng cần được đề ra một cách rõ ràng ngay từ đầu và phải được triển khai trong thời gian sớm nhất để phát huy hết tính thời sự của nó.