Mô hình hoạt động của FDIC

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ trong việc xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ và bài học cho Việt Nam (Trang 39 - 40)

FDIC là cơ quan BHTG đầu tiên trên thế giới được thành lập và đi vào hoạt động. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Hiện nay, FDIC đứng ra BHTG cho khoảng gần 9,000 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.

Mạng lưới của FDIC bao gồm Trụ sở chính đặt tại Washington D.C và 06 chi nhánh khu vực đặt tại các tiểu bang. Dưới các chi nhánh khu vực còn có các chi nhánh địa phương nơi cơ quan Liên bang thực hiện việc kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG [27].

Nhiệm vụ chính của FDIC là bảo vệ và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính Mỹ thông qua việc: bảo hiểm tiền gửi tại các Ngân hàng và tổ chức tiết kiệm; xác định, giám sát và quản lý rủi ro cho các quỹ BHTG và hạn chế ảnh hưởng của đổ vỡ Ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Nguồn vốn ban đầu cho hoạt động của FDIC không lấy từ ngân sách Liên Bang mà được chính phủ cho phát hành trái phiếu bán cho các tổ chức tài chính ngân hàng. FDIC được quyền lấy phí BHTG để bù đắp chi phí hoạt động và bổ sung vốn điều lệ. Ngoài ra, FDIC cũng được bảo đảm khả năng thanh khoản bằng một khoản tín dụng dự phòng trị giá 30 tỷ USD do Cục dự trữ Liên Bang và Bộ tài Chính Hoa Kỳ cấp.

Năm 1989, Quốc hội Mỹ thành lập hai Quỹ bảo hiểm riêng biệt đều do FDIC quản lý, bao gồm: Quỹ BHTG NH (DIF) và Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (SAIF). Đến 31/03/2006, hai quỹ trên được hợp nhất thành một quỹ chung duy nhất cú tên gọi là Quỹ BHTG (DIF). Theo quy định của Luật pháp Mỹ, FDIC phải duy trì tỷ lệ DIF trong khoảng 1.15% đến 1.5% tổng giá trị tiền gửi được bảo hiểm. Trong trường hợp tỷ lệ dự trữ thấp hơn mức 1.15%, FDIC phải đưa ra một kế hoạch khôi phục tỷ lệ 1.15% theo thông lệ trong vòng 5 năm [27].

FDIC thực hiện thu phí các tổ chức tham gia BHTG theo mức độ rủi ro được xác định bằng cách phân tích tiềm năng phát triển trong quá trình hoạt động, mở rộng quy mô và bằng cách chọn lọc, đánh giá các thông tin về các tổ chức tham gia BHTG thông qua quá trình giám sát.

Loại tiền được FDIC bảo hiểm gồm:

 Tiền gửi không kỳ hạn

 Tài khoản tiết kiệm

 Chứng chỉ tiền gửi

 Các tài khoản hưu trí.

Khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản, FDIC được chỉ định làm người tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa có thể. Trong ba mô hình BHTG đang tồn tại trên thế giới, FDIC hiện đang hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro. Đây là mô hình tỏ ra ưu việt nhất vì nó thể hiện được tốt nhất vai trò của BHTG trong việc bảo vệ người gửi tiền, bảo đảm sự an toàn của toàn bộ hệ thống Tài chính và góp phần đắc lực vào việc tái thiết hệ thống tài chính – ngân hàng sau khủng hoảng. Đây cũng là mô hình hoạt động mà Tổ chức BHTG các nước trên thế giới đang hướng tới xây dựng.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ trong việc xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ và bài học cho Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)