chức BHTG Mỹ – FDIC
Chương trình giám sát đánh giá năng lực vốn (SCAP) là chương trình kiểm tra hướng tới tương lai nhằm ước lượng những tổn thất, thu nhập và nguồn dự trữ cần thiết cho một số ngân hàng Mỹ trong hai năm 2009 và 2010 dựa trên các kịch bản kinh tế khác nhau. Kết quả sẽ chỉ ra các ngân hàng nào cần phải tăng vốn hoặc nâng cao chất lượng vốn để có thể chống đỡ tốt hơn với những tổn thất có thể xảy ra trong viễn cảnh kinh tế xấu hơn dự kiến. Về bản chất, đây là chương trình kiểm tra “sức chịu đựng” của hệ thống ngân hàng.
Tất cả các ngân hàng có tổng giá trị tài sản vào thời điểm cuối năm 2008 vượt quá 100 tỷ USD đều bắt buộc phải tham gia chương trình SCAP. Tổng số có 19 ngân hàng thuộc diện kiểm tra, chiếm 2/3 tổng tài sản và chiếm hơn một nửa tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Mỹ. Đây là chương trình có sự phối hợp giữa Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Văn phòng giám sát tiền tệ Mỹ (OCC) và FDIC.
Ngày 7/5/2009, các cơ quan giám sát đã công bố kết quả của Chương trình đánh giá năng lực vốn của 19 ngân hàng. Theo đó có tới 10/19 ngân hàng cần phải tăng vốn với tổng số tiền được yêu cầu tăng thêm là 74.6 tỷ USD. Trong số các ngân hàng phải tăng vốn có Bank of America, Citigroup, Morgan Stanley… [5].
Mặc dù có 10 ngân hàng phải tăng vốn, kết quả kiểm tra cho thấy không có ngân hàng nào phải đối mặt với nguy cơ phá sản và các ngân hàng đều có lượng vốn cấp I cần thiết để đối phó với những khó khăn của nền kinh tế. Các ngân hàng có một số lựa chọn trong việc tăng vốn. Đó là chuyển số vốn chính phủ cho vay sang cổ phiếu thường hoặc tăng vốn thông qua huy động vốn của cổ đông hiện hữu hoặc các nhà đầu tư mới thuộc khu vực tư nhận trong vòng 6 tháng. Nếu không thể hoàn
thành mục tiêu nói trên, các ngân hàng sẽ buộc phải nhận tiền từ chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP) của Chính phủ Mỹ đã được thông qua từ tháng 10/2008.
Việc thực hiện và công bố công khai kết quả chương trình đánh giá năng lực vốn của các ngân hàng lớn tại Mỹ được coi là một bước đi quan trọng nỗ lực minh bạch thông tin, từ đó duy trì niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Việc đánh giá năng lực của các ngân hàng theo chương trình này được dựa trên các kịch bản kinh tế chung và các tiêu chuẩn đánh giá chung. Nó giúp cho các cơ quan giám sát có được cái nhìn tổng thể về năng lực vốn của hệ thống ngân hàng và đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm giải cứu các ngân hàng gặp vấn đề.
Mặc dù còn nhiều quan điểm trái chiều về chương trình này, tuy nhiên, lợi ích từ việc đánh giá năng lực của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính là không thể phủ nhận.
Tóm lại, có thể nói, cùng sát cánh bên các ngân hàng Mỹ trong những ngày đen tối, FDIC đã có được cho mình rất nhiều bài học về xử lý các tổ chức tài chính đổ vỡ trong thời kỳ khủng hoảng. Một số lượng lớn các tổ chức bị đổ vỡ với các hình thức hoạt động phong phú cũng như ở nhiều quy mô khác nhau đã để lại cho FDIC vô vàn những kinh nghiệm xử lý. Với một cơ sở pháp lý vững chắc, một quy trình xử lý linh hoạt, hiệu quả, với năng lực tài chính dồi dào, FDIC đã chứng tỏ được vai trò giải cứu ngân hàng đổ vỡ trong cơn bão tài chính vừa qua. Những kinh nghiệm của FDIC chính là những bài học quý giá cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
CHƢƠNG III: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC NGÂN HÀNG BỊ ĐỔ VỠ TỪ KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC
BẢO HIỂM TIỀN GỬI HOA KỲ