Chương trình thanh khoản tạm thời

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ trong việc xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ và bài học cho Việt Nam (Trang 61 - 63)

Chương trình thanh khoản tạm thời (TLGP) là một chương trình do FDIC triển khai từ 13/10/2008 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng tại nước Mỹ. Mục đích của chương trình là giải thoát cho thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường tín dụng liên ngân hàng. Sự khủng hoảng của thị trường tín dụng đã và đang làm suy yếu nghiêm trọng khả năng trả nợ của các công ty. Chương trình này được thiết kế nhằm xoa dịu khủng hoảng trong thị trường tín dụng và giúp các ngân hàng tiếp cận nguồn thanh khoản theo 2 cách:

Thứ nhất, FDIC bảo đảm cho các khoản nợ mới, dài hạn không có bảo đảm do ngân hàng, quỹ tiết kiệm hoặc công ty mẹ phát hành để tự hỗ trợ cho nguồn vốn hoạt động của mình (Chương trình bảo lãnh vay). Nợ phát hành trong khoảng cuối tháng 6 năm 2009 sẽ được FDIC bảo đảm hoàn toàn đến tháng 6 năm 2012, điều này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư các điều kiện cần thiết và thuận tiện để đầu tư vào trái phiếu dài hạn hơn của các định chế tài chính.

Thứ hai, chương trình mới cung cấp khoản mức bảo hiểm không giới hạn đối với các tài khoản tiền gửi thanh toán không hưởng lãi (Chương trình bảo đảm tài khoản). Chương trình này chỉ định quan tâm cấp thiết đến các tài khoản doanh nghiệp nhỏ như các tài khoản thanh toán lương, thường hay vượt quá hạn mức chi trả tối đa là $250.000. Rất nhiều các ngân hàng nhỏ hơn nhưng an toàn cũng đã mất các tài khoản vào các ngân hàng cạnh tranh lớn hơn nhiều vì hệ thống kinh tế không minh bạch. Khoản bảo đảm mới, tạm thời này sẽ giúp ổn định những tài khoản này và giúp Mỹ có thể tránh đóng cửa các ngân hàng vì những khoản rút tiền hàng loạt.

Những đối tượng thích hợp để tham gia chương trình này, gồm: + Các định chế được FDIC bảo hiểm tiền gửi;

+ Công ty mẹ ở Mỹ, bao gồm các công ty sở hữu tài chính; + Các công ty cho vay và nhận tiền gửi.

FDIC nhận ra rằng có thể sẽ có những tình huống mà chương trình cần phải được mở rộng, để bảo đảm những công ty lớn lẫn các công ty con không đủ tư cách phát hành nợ vì lợi ích của một định chế được bảo hiểm hoặc của một công ty có đủ tư cách. Để điều tiết trong những tình huống này, Luật tạm thời có một chương áp dụng cho những công ty mẹ và các chi nhánh.

Trong vòng 30 ngày đầu thực hiện chương trình, những đối tượng tham gia không bị tính phí. Các đối tượng tham gia cần đăng ký tham gia theo cách thứ nhất hay thứ hai hay cả hai cách. Điều đáng lưu ý là chương trình này không dựa trên những quỹ từ nguồn thu thuế, hoặc dựa trên Quỹ BHTG. Các khoản bảo đảm FDIC cung cấp là những khoản lớn và có sự hỗ trợ bảo đảm hoàn toàn của Chính phủ Mỹ, Luật tạm thời quy định phí tham dự để bù đắp chi phí.

Chương trình bảo đảm thanh khoản tạm thời là một trong những chương trình đầu tiên được FDIC triển khai để đối phó và ngăn chặn khủng hoảng. Chương trình đã ngay lập tức thu hút được sự tham gia của các ngân hàng thành viên. Đã có 7,200 ngân hàng (86%) tham gia chương trình đảm bảo tài khoản giao dịch và khoảng 56% số ngân hàng tương đương 2,800 ngân hàng tham gia chương trình bảo lãnh vay.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ trong việc xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ và bài học cho Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)