Chương trình đầu tư công – tư (PPIP) là chương trình do Bộ Tài chính Mỹ phối hợp với Cục dự trữ Liên Bang và Tổng công ty BHTG Mỹ FDIC thực hiện nhằm xử lý các tài sản có vấn đề tại các ngân hàng của Mỹ. Chương trình bao gồm hai nội dung chủ yếu tương ứng với hai loại tài sản mà giới chức trách Mỹ muốn xử lý là: xử lý các khoản nợ có vấn đề (legacy loans) do Bộ Tài chính Mỹ phối hợp với FDIC và xử lý các chứng khoán có vấn đề (legacy securities) do Bộ Tài chính Mỹ và FED phối hợp triển khai. Với mục tiêu là xây dựng một quỹ sử dụng phối hợp nguồn lực tài chính của các cơ quan chính phủ và tiền vốn của khu vực tư nhân thành lập quỹ nhằm mua lại các tài sản có vấn đề., từ đó giải quyết tình trạng tài sản có vấn đề tồn đọng trên sổ sách kế toán ngân hàng.
Có thể tóm tắt bằng sơ đồ quy trình thực hiện đầu tư công tư để mua lại các khoản vay có vấn đề trong Sơ đồ 2.1. Cụ thể như sau:
1. Các ngân hàng xác định danh mục khoản nợ có vấn đề mà mình muốn bán và đăng ký với FDIC. Tất cả các ngân hàng với quy mô và chất lượng hoạt động khác nhau đều có thể đăng ký tham gia chương trình này.
2. FDIC sẽ tiến hành phân tích các khoản nợ ngân hàng đề nghị bán, đồng thời xác định giá trị tối đa mà FDIC sẵn sàng đảm bảo cho Quỹ đầu tư Công – tư vay.
3. FDIC điều phối thực hiện đấu giá cạnh tranh giữa các nhà đầu tư tư nhân muốn mua lại khoản nợ. Nguyên tắc để nhà đầu tư tư nhân được lựa chọn đảm bảo hai tiêu chí: là nhà đầu tư trả giá cao nhất và có đủ 50% vốn góp với Bộ tài chính để thành lập quỹ đầu tư công – tư.
4. Sau khi giá trị tài sản được xác định thông qua đấu giá, Quỹ đầu tư công – tư được thành lập với cơ cấu vốn như sau:
1.
2.
3.
Nguồn: Một số bình luận về chương trình xử lý các khoản nợ có vấn đề – Đặng Duy Cường – www.div.gov.vn
Sơ đồ 2.1. Quy trình đầu tƣ Công-Tƣ
FDIC bảo lãnh để các nhà đầu tư vay 85% giá trị tài sản Giám sát việc quản lý tài sản Thu phí bảo lãnh Bộ Tài chính Mỹ góp 7.5% giá trị tài sản Chia lợi nhuận với nhà đầu tư tư nhân với tư cách là bên góp 50% vốn
Nhà đầu tư tư nhân góp 7.5% giá trị tài sản Quản lý tài sản Trả phí bảo lãnh cho FDIC Chia lợi nhuận 50% với BTC
Vốn vay của Quỹ Vốn góp của Quỹ
Giá bán Tài sản được xác định qua nhà Đầu tư trả giá cao nhất
4.
Ngân hàng đề nghị với FDIC về danh mục các khoản nợ có vấn đề muốn bán lại
FDIC đánh giá giá trị tài sản, xác định giá trị tối đa có thể bảo lãnh
FDIC thực hiện đấu giá cạnh tranh giữa các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân
+ Bộ tài chính và nhà đầu tư tư nhân, mỗi bên góp một nửa số vốn thành lập quỹ đầu tư công – tư. Tổng giá trị quỹ đầu tư công – tư sẽ bằng 15% giá trị khoản vay được mua lại. Bộ tài chính và nhà đầu tư tư nhân được chia lợi nhuận hoặc chịu lỗ phát sinh từ việc mua lại khoản vay này với nguyên tắc 50-50 tương ứng với số vốn góp.
+ FDIC sẽ bảo lãnh để Quỹ công tư vay tiếp khoảng 85% số vốn còn lại để đủ tiền mua lại khoản nợ có vấn đề. FDIC sẽ hưởng phí bảo lãnh đối với nghiệp vụ này và có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình nhà đầu tư tư nhân quản lý khoản nợ đã được mua lại.
Chương trình xử lý các khoản nợ có vấn đề bằng việc thành lập quỹ đầu tư công tư được FDIC triển khai trong bối cảnh mà nguồn tài chính của cơ quan này đang ở tình trạng eo hẹp. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, FDIC không phải chi trả cho các tổn thất có thể có. FDIC chỉ đứng ra bảo lãnh cho Quỹ Công – tư và thực hiện thu phí. Các khoản phí này sẽ để trang trải cho các thiệt hại phát sinh (nếu có). Việc quản lý các khoản nợ được mua lại sẽ được giao cho nhà đầu tư tư nhân nhưng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp và chặt chẽ của FDIC để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Chương trình đầu tư công – tư ra đời đã được giới chức quản lý kinh tế, các ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao. Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Mỹ gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng đều muốn lành mạnh hóa danh mục tài sản của mình, làm cơ sở cho quá trình lành mạnh hóa hoạt động trong tương lai. Nếu không có sự phối hợp giữa FDIC và Bộ Tài chính Mỹ để triển khai chương trình này thì các ngân hàng sẽ ngày càng gặp khó khăn trong thanh khoản. Một khi đã loại trừ được các tài sản xấu trong sổ sách tài chính, các ngân hàng thành viên của FDIC lại có thể tiếp tục cho vay và duy trì khả năng hoạt động của mình. Từ đó cũng giảm thiểu được khả năng bị đổ vỡ và cần có sự can thiệp của FDIC trong tương lai.
Dù có những cách nhìn nhận khác nhau về tác dụng của chương trình này nhưng về một khía cạnh nào đó, chương trình cũng đã góp phần xóa băng thị trường tài chính Mỹ, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và một lần nữa, người ta nhận thấy vai trò tiên phong của Cơ quan BHTG Mỹ trong việc tháo dỡ khủng hoảng trong ngành tài chính ngân hàng.