Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khu vực cuối thập kỷ 90 trước đây và thực tế hiện này cho thấy không có tổ chức tài chính nào là không thể đổ vỡ. Vì thế, cơ quan BHTG phải luôn sẵn sàng để ứng phó với các nguy cơ có thể xảy ra.
Để xử lý đổ vỡ hiệu quả, cần có một quy trình tiếp nhận và xử lý rõ ràng, phù hợp và mang tính chuẩn mực. Có thể ban hành quy trình xử lý cụ thể cho từng trường hợp đổ vỡ riêng lẻ cũng như đổ vỡ hệ thống. Quy trình xử lý phải đảm bảo:
- Tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định như nguyên tắc thị trường, nguyên tắc giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ thống, nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền hay nguyên tắc chi phí tối thiểu…
- Việc xử lý phải được diễn ra êm thấm, nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền. Việc chuyển giao sở hữu, sáp nhập, mua lại…nhất thiết phải được tiến hành trong các ngày nghỉ.
- Phải đưa ra được các thời hạn xử lý cụ thể để đẩy nhanh tốc độ xử lý đổ vỡ, ổn định hệ thống tài chính trong thời gian ngắn nhất…
- Biện pháp xử lý đổ vỡ phải đa dạng và linh hoạt có thể là chi trả bảo hiểm, mua bán và sáp nhập, thành lập ngân hàng bắc cầu hoặc sử dụng nghiệp vụ ngân hàng mở…, tùy biến theo mức độ đổ vỡ, theo quy mô của ngân hàng bị đổ vỡ, miễn sao đưa lại được nhiều lợi ích nhất cho ngân hàng đó và tiết kiệm tối đa chi phí cho xã hội.