Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 88 - 90)

3.3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến bảo lãnh

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006, thay thế cho các văn bản pháp luật trước đó như:

• Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 về quy chế bảo lãnh ngân hàng.

• Quyết đinh 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 19/01/2001 về quy định thu phí bảo lãnh.

• Quyết định 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 về việc sửa đổi một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng.

Ngoài ra, cũng còn một số văn bản pháp quy khác liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh như: Luật các TCTD và một số văn bản khác điều chỉnh về một số loại hình bảo lãnh cụ thể.

Tuy nhiên số văn bản này chưa đủ để điều chỉnh hết những vấn đề phát sinh, còn chồng chéo, chưa đồng bộ nên gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, NHNN cần căn cứ vào sự phát triển của nền kinh tế, thị trường, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các ngân hàng để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh và xây dựng một hệ thống văn bản thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ bảo lãnh phát triển.

3.3.2.2 Giúp đỡ các NHTM trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

Hệ thống ngân hàng của nước ta là hệ thống ngân hàng hai cấp, phân định tương đối rõ chức năng, nhiệm vụ của NHNN và NHTM. Trong đó NHNN có vai trò quản lý, hỗ trợ các NHTM trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển dịch vụ bảo lãnh nói riêng, thông qua các biện pháp sau:

• Hỗ trợ các NHTM trong việc tổng hợp, cung cấp các thông tin về khách hàng một cách chính xác và cập nhật. Củng cố và phát huy vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng (ICC), tập hợp một đội ngũ chuyên gia xử lý và phân tích các thông tin.

• Hỗ trợ các NHTM trong quá trình thẩm định dự án, quản lý các khoản bảo lãnh, giúp các ngân hàng phát triển dịch vụ bảo lãnh của mình.

3.3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Hoạt động kinh doanh của NHTM thường chứa đựng nhiều rủi ro, với đặc thù là rủi ro hệ thống. Khi một ngân hàng gặp khó khăn, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới các ngân hàng khác, và do đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, NHNN cần thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát một cách sát sao đối với hoạt động của các NHTM nói chung và dịch vụ bảo lãnh của các NHTM nói riêng.

• Ngoài việc dựa trên những báo cáo của các NHTM, NHNN cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của các NHTM, kiểm tra việc tuân thủ các quy định liên quan đến bảo lãnh của NHTM, đồng thời phát hiện ra những sai sót để có biện pháp xử lí, chấn chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, NHNN cũng chỉ nên can thiệp ở một mức độ nào đó, tránh gây cản trở cho các NHTM, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của

• NHNN cần nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của các cán bộ thanh tra, kết hợp hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 88 - 90)