Nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 83 - 85)

bộ ngân hàng

Cũng giống như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đòi hỏi phải có bộ ba nhân tố cơ bản đó là nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người. Trong đó, con người là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói chung và sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ bảo lãnh của Ngân hàng chủ yếu còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và chưa thực sự gắn bó lâu dài với ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình bảo lãnh, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để đạt được điều đó, Ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể trong từng công tác như sau:

Thứ nhất là đối với công tác tuyển dụng

Ngân hàng cần chú trọng tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, quy định pháp luật. Ngân hàng nên tổ chức thi tuyển dụng một cách nghiêm túc, công bằng và khách quan, nhằm tuyển chọn được những cán bộ ưu tú, đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng có thể kết hợp với các trường đại

sinh viên xuất sắc để đào tạo thành một đội ngũ cán bộ đủ năng lực đảm nhận công tác bảo lãnh trong tương lai, đồng thời sẽ góp phần giảm chi phí và thời gian cho việc đào tạo của ngân hàng.

Thứ hai là đối với công tác đào tạo cán bộ

• Đối với các cán bộ trẻ mới vào ngân hàng nên được huấn luyện một cách liên tục, tập trung trong khoảng thời gian ngắn từ 2-3 tuần, và được các cán bộ có kinh nghiệm chỉ bảo hướng dẫn để giúp họ dễ hiểu, không bị bỡ ngỡ khi gặp những tình huống thực tế.

• Nâng cao trình độ ngoại ngữ, am hiểu về quy định pháp luật, quy tắc UCP 600, Inconterm 2000 cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng được các nhu cầu thương mại quốc tế, từ đó giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài.

• Tổ chức những khóa tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ bảo lãnh cũng như những phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án. Tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu với các ngân hàng khác để cùng trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

• Bồi dưỡng, nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm của nhân viên khi phục vụ khách hàng. Tác phong làm việc, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của nhân viên luôn là những yếu tố gây ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, tác động đến sự tin tưởng và trung thành của khách hàng.

• Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và lao động của cán bộ để kích thích tính lao động sáng tạo, đoàn kết trong ngân hàng.

• Bố trí sắp xếp nhân viên một cách hợp lý, phù hợp với khả năng và trình độ của từng người nhằm phát huy tối đa năng lực của đội ngũ

cán bộ, kết hợp kinh nghiệm của những cán bộ lâu năm với sức sáng tạo của những cán bộ trẻ.

Thứ ba là chính sách đãi ngộ đối với nhân viên

Ngân hàng cần có những chính sách khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, đúng người và đúng lúc để tạo khích lệ trong công việc. Những người có nhiều đóng góp phải được khen thưởng xứng đáng, còn những người vi phạm kỷ luật, gây thiệt hại cho ngân hàng thì phải có hình thức kỷ luật thích đáng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 83 - 85)