Phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 30 - 34)

1.2.5.1 Khái niệm phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

Phát triển là sự tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Do đó, dịch vụ bảo lãnh của NHTM được coi là phát triển khi có sự tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng của dịch vụ bảo lãnh. Số lượng và chất lượng của dịch vụ bảo lãnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mức độ phát triển và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh trong từng thời kỳ là khác nhau. Để đánh giá sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh, người ta có thể dựa vào những chỉ tiêu sau:

1.2.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

Số loại hình bảo lãnh mà Ngân hàng cung cấp

Quy mô bảo lãnh của một ngân hàng thể hiện ở số loại hình bảo lãnh mà ngân hàng đó cung cấp. Mỗi loại hình bảo lãnh có tác dụng và có mục đích sử dụng riêng. Khi ngân hàng có khả năng cung cấp nhiều loại hình bảo lãnh khác nhau thì ngân hàng đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và qua đó, ta có thể đánh giá được năng lực hoạt động của ngân hàng. Ở giai đoạn bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo lãnh, số loại hình bảo lãnh mà ngân hàng cung

cấp thường hạn chế. Khi ngân hàng có khả năng đa dạng hóa danh mục bảo lãnh chứng tỏ dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng đó đã phát triển và ngân hàng đó có uy tín lớn, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Do đó, đa dạng hóa danh mục bảo lãnh là mục tiêu của các ngân hàng trong quá trình phát triển dịch vụ bảo lãnh của mình.

Số lượng và đối tượng khách hàng được bảo lãnh

Số lượng khách hàng sẽ quyết định việc duy trì, phát triển hay chấm dứt sự tồn tại của một sản phẩm hay một dịch vụ. Lượng khách hàng hiện tại và tiềm năng cho thấy khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngày càng tăng thì chứng tỏ dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng đó có uy tín và đang ngày càng phát triển. Những khách hàng này sẽ là những kênh quảng cáo hữu hiệu để ngân hàng phát triển dịch vụ bảo lãnh hơn nữa.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO hiện nay, các chủ thể tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh là rất đa dạng. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động, giao dịch... các chủ thể sử dụng BLNH như là một biện pháp phòng tránh rủi ro. Do đó, việc mở rộng đối tượng khách hàng bảo lãnh (cả trong và ngoài nước) cũng là dấu hiệu phản ánh khả năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng ngày càng phát triển.

Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong kỳ. Doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước (nếu kỳ là năm) thể hiện quy mô dịch vụ bảo lãnh tăng lên. Mặt khác thu phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, do đó doanh số bảo lãnh cao thì thu từ phí bảo lãnh cũng cao và tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh so với các hoạt động khác của ngân hàng cũng tăng lên. Như vậy doanh số bảo lãnh thể hiện quy mô và

Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng tính đến một thời điểm cụ thể. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh giúp cho lãnh đạo ngân hàng nắm bắt được thực trạng dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng để từ đó có những định hướng cụ thể cho năm tiếp theo. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh được phân chia theo các tiêu thức: dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh; dư nợ bảo lãnh theo thành phần kinh tế; dư nợ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh. Do đó, thông qua chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh có thể biết được những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh; khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những doanh nghiệp như thế nào; dư nợ bảo lãnh của ngân hàng là ngắn hạn, trung hay dài hạn…

Vì vậy phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng không chỉ là tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm mà còn tăng dư nợ bảo lãnh, tập trung vào những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, tăng dư nợ với những khách hàng truyền thống và tăng dư nợ những hợp đồng bảo lãnh có tính an toàn và hiệu quả cao.

Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh

Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của dịch vụ bảo lãnh, đóng góp của dịch vụ bảo lãnh vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh được xác định trên cơ sở doanh số bảo lãnh, mức phí bảo lãnh và thời gian bảo lãnh.

Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh lớn và tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh và gián tiếp phản ánh chất lượng của dịch vụ bảo lãnh đang dần được nâng cao.

Khi so sánh mối quan hệ giữa doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh với tổng doanh thu dịch vụ và với tổng doanh thu của ngân hàng, ta có các chỉ tiêu sau:

dịch vụ bảo lãnh so với =

tổng doanh thu dịch vụ Tổng doanh thu dịch vụ

Tỷ trọng doanh thu từ Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh x 100% dịch vụ bảo lãnh so với =

tổng doanh thu Tổng doanh thu

Các chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của dịch vụ bảo lãnh trong hoạt động cung cấp dịch vụ và trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản tiền ngân hàng đã trả thay cho khách hàng, nhưng đến hạn thanh toán khách hàng không có đủ tiền trả hoặc không được gia hạn nợ trong khi khách hàng chưa bồi hoàn cho ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn lớn chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng trước khi bảo lãnh và theo dõi khách hàng trong thời gian bảo lãnh của ngân hàng là chưa tốt. Dư nợ bảo lãnh quá hạn làm tăng nợ “xấu” của ngân hàng, tăng chi phí dự phòng, giảm lợi nhuận, tăng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn được xem xét kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn được xác định theo công thức sau:

Dư nợ bảo lãnh quá hạn x 100% Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn (%) =

Tổng doanh số bảo lãnh

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn cho biết tỷ trọng dư nợ bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh cao thể hiện chất lượng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng là không tốt.

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm khi dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm hoặc tổng doanh số bảo lãnh tăng. Cả hai dấu hiệu này đều thể hiện chất lượng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng tăng lên.

Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá sự phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Với mỗi ngân hàng, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạt động riêng của mình có thể có những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 30 - 34)

w