Điều kiện và quy trình bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 26 - 30)

1.2.4.1 Điều kiện bảo lãnh

Để được ngân hàng bảo lãnh, khách hàng phải thỏa mãn các điều kiện do ngân hàng đề ra. Ngân hàng xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

• Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

• Mục đích đề nghị ngân hàng bảo lãnh là hợp pháp và thuộc các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả. • Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trong

thời hạn cam kết.

• Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn, việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD và các văn bản hướng dẫn của Thống đốc NHTW, của TCTD bảo lãnh.

• Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với TCTD.

• Trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu, khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu. • Trường hợp khách hàng đề nghị được bảo lãnh là đơn vị hạch toán

kinh doanh kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có giấy uỷ quyền của pháp nhân cho phép đơn vị đại diện pháp nhân tham gia vào quan hệ bảo lãnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các khách hàng này được ngân hàng bảo lãnh xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

• Trường hợp bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài (bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài), ngoài các điều kiện trên, khách hàng còn phải thực hiện đúng các

quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, quy định về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.

1.2.4.2 Quy trình bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh là một trình tự các bước, các thủ tục và các yêu cầu phải thực hiện khi cung cấp một khoản bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5: Quy trình bảo lãnh

(a) Khách hàng ký các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, xây dựng hay vay vốn... Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng.

(1) Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng. Ngân hàng sẽ thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu của bảo lãnh cũng như mức độ rủi ro. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh.

(2) Ngân hàng (hoặc khách hàng) thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba.

(3) Theo như đã thỏa thuận với khách hàng và bên thứ ba, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra.

Ngân hàng (bên bảo lãnh)

Khách hàng của ngân hàng (bên được bảo lãnh)

Bên thứ ba (bên nhận bảo lãnh) (2) (4) (3) (1) (a)

(4) Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi hoặc phí).

Bước 1: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Trong hồ sơ gồm có: Hồ sơ pháp lý; Giấy đề nghị bảo lãnh; Báo cáo tài chính, Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và các thông tin khác; Hồ sơ tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định.

Ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh. Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ đó, chủ yếu là thẩm định các điều kiện bảo lãnh của khách hàng. Sau khi thẩm định hồ sơ, ngân hàng đưa ra quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh. Nếu không bảo lãnh, ngân hàng phải trả lời bằng văn bản cho khách hàng và nói rõ lý do. Nếu đồng ý bảo lãnh, ngân hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư bảo lãnh.

Nội dung chính của hợp đồng bảo lãnh bao gồm:

• Tên, địa chỉ của ngân hàng và khách hàng. • Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh. • Mục đích, phạm vi, đối tượng bảo lãnh. • Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

• Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị tài sản bảo đảm.

• Quyền và nghĩa vụ của các bên.

• Quy định về bồi hoàn sau khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

• Giải quyết tranh chấp phát sinh.

• Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên. • Những thỏa thuận khác.

Bước 2: Ngân hàng (hoặc khách hàng) thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba.

Bước 3: Theo như đã thỏa thuận với khách hàng và bên thứ ba, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra.

Bước 4: Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi hoặc phí)

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w