Phân tích sự phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh NHĐT&PT

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 61 - 68)

NHĐT&PT Nam Hà Nội

2.2.2.1 Số loại hình bảo lãnh mà Ngân hàng cung cấp

Hiện nay, Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội cung cấp cho khách hàng một số loại hình bảo lãnh chủ yếu sau: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Trong các loại hình bảo lãnh trên, những loại hình bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. Tuy đã triển khai nhiều loại hình bảo lãnh nhưng danh mục các loại hình bảo lãnh của Ngân hàng chưa có sự khác biệt, chưa có sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

2.2.2.2 Số lượng và đối tượng khách hàng được bảo lãnh

Trong những năm qua, dựa vào uy tín và chất lượng dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng mà số lượng khách hàng xin bảo lãnh tại Ngân hàng đã tăng đáng kề. Ngoài những khách hàng truyền thống, Ngân hàng đã thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Những khách hàng này rất đa dạng, nhưng gồm chủ yếu là các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, viễn thông, bưu điện. Qua đó có thể thấy được, dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng đang ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu lớn hơn cho Ngân hàng.

2.2.2.3 Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng liên tục tăng trưởng qua các năm, thể hiện qua sự gia tăng của doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh

Bảng 2.4: Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền +/- % Số tiền +/- %

1. Dư nợ bảo lãnh đầu năm

86 109 26,7 131 20,2

2. Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm

152 160 5,3 173 8,1

3. Doanh số bảo lãnh thanh toán trong năm

129 138 7 151 9,4

4. Dư nợ bảo lãnh cuối năm

109 131 20,2 153 16,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số bảo lãnh tại Ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm.

Dư nợ bảo lãnh cuối năm được tính theo công thức:

Dư nợ bảo lãnh cuối năm = Dư nợ bảo lãnh đầu năm + Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm – Doanh số bảo lãnh thanh toán trong năm

Dư nợ bảo lãnh do 2 chỉ tiêu quyết định là doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm và doanh số bảo lãnh thanh toán trong năm. Doanh số bảo lãnh thanh toán trong năm 2007 là 151 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2006, từ đó dẫn đến dư nợ bảo lãnh cuối năm 2007 tăng 22 tỷ đồng so với năm 2006.

Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh tăng cho thấy sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã xây dựng được một chiến lược Marketing tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đơn giản hoá thủ tục bảo lãnh. Trong những năm gần đây, nhu cầu bảo lãnh của khách hàng tăng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị. Ngân hàng

đã bảo lãnh cho nhiều khách hàng có món bảo lãnh lớn như: Tổng công ty cơ điện thuỷ lợi, Công ty khai thác nước ngầm, Công ty công trình giao thông 872...

Dư nợ bảo lãnh có thể được phân theo các tiêu thức:  Dư nợ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh

Bảng 2.5: Dư nợ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh tại Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) BL ngắn hạn 23 21 40 31 54 35 BL trung dài hạn 86 79 91 69 99 65 Tổng dư nợ bảo lãnh 109 100 131 100 153 100

(Nguồn: Báo cáo của Phòng tín dụng, Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Căn cứ vào dư nợ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh, ta có thể thấy dư nợ bảo lãnh trung dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh của Ngân hàng. Điều này là do Ngân hàng thường phục vụ cho các khách hàng thuộc lĩnh vực đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản.

Dư nợ bảo lãnh trung dài hạn và ngắn hạn đều tăng trưởng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng của dư nợ bảo lãnh trung dài hạn giảm từ 79% (năm 2005) xuống còn 69% (năm 2006) và 65% (năm 2007), nhưng so với dư nợ bảo lãnh ngắn hạn thì con số này vẫn cao. Điều đó cho thấy, khách hàng của Ngân hàng phần lớn là những khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng, bảo lãnh lâu dài với Ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh

Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền +/- % Số tiền +/- % 1. BL dự thầu 39 46 18 50 8,7 2. BL thực hiện hợp đồng 37 43 16,2 48 11,6 3. BL thanh toán 9 11 22,2 15 36,4 4. BL bảo đảm chất lượng sản phẩm 11 13 18,2 16 23,1 5. BL khác 13 18 38,5 24 33,3 Tổng dư nợ bảo lãnh 109 131 20,2 153 16,8

(Nguồn: Báo cáo của Phòng tín dụng, Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các loại hình bảo lãnh đều tăng trưởng đều đặn qua các năm. Trong các loại hình bảo lãnh đó thì bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng luôn chiếm tỷ trọng cao, thường chiếm 65% - 70% tổng dư nợ bảo lãnh. Nguyên nhân là do Ngân hàng thường phục vụ cho các các đơn vị tham gia đấu thầu các công trình giao thông, các công trình xây dựng lớn.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng triển khai các loại hình bảo lãnh khác như bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. Cả 2 loại hình bảo lãnh này cũng tăng trưởng mạnh, mỗi năm đều tăng 2 tỷ đồng.

Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng nên triển khai các loại hình bảo lãnh khác như bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh phát hành chứng khoán... để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Dư nợ bảo lãnh theo thành phần kinh tế

Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội thực hiện bảo lãnh cho nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có thể chia thành 3 nhóm chính là: doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh.

Bảng 2.7: Dư nợ bảo lãnh theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. DN quốc doanh 88 81 83 64 75 49 2. DN ngoài quốc doanh 17 16 41 31 69 45 3. DN liên doanh 4 3 7 5 9 6 Tổng dư nợ bảo lãnh 109 100 131 100 153 100

(Nguồn: Báo cáo của Phòng tín dụng, Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Tại Ngân hàng, không chỉ riêng hoạt động tín dụng mà cả hoạt động bảo lãnh, số lượng khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh thường chiếm tỷ trọng lớn, còn số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp liên doanh thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguyên nhân là do khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là thuộc lĩnh vực xây dựng đầu tư phát triển, mà các doanh nghiệp này hầu hết là doanh nghiệp quốc doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động chưa ổn định, chưa hiệu quả, chứa đựng nhiều rủi ro.

2.2.2.4 Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh

Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng trong quá trình bảo lãnh cho khách hàng. Ngoài phí bảo lãnh, khách hàng còn phải nộp những khoản phụ phí khác. Tuy nhiên những khoản phụ phí này thường chiếm một tỷ lệ nhỏ. Mức phí tối thiểu mà Ngân hàng đang áp dụng

hiện nay là 1,5% tính trên số tiền bảo lãnh. Tình hình doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh 1000 63 1800 63 2448 37 Tổng doanh thu dịch vụ 1592 100 2881 100 6644 100

(Nguồn: Báo cáo của Phòng tín dụng, Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Năm 2005 và 2006, doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu dịch vụ của Ngân hàng. Năm 2007, tỷ trọng này giảm cho thấy Ngân hàng đã mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ mới. Tốc độ của thu phí bảo lãnh liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ sự phát triển về dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng.

2.2.2.5 Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Từ khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh đến nay, Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào thay cho khách hàng. Trong quá trình bảo lãnh, nếu có khó khăn vướng mắc phát sinh, Ngân hàng đều luôn tìm ra các giải pháp khắc phục. Do vậy, dư nợ bảo lãnh quá hạn của Ngân hàng luôn bằng 0. Điều đó cho thấy chất lượng công tác thẩm định khách hàng của Ngân hàng tốt và Ngân hàng luôn theo dõi, giám sát khách hàng trong quá trình bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w