Mô hình tổ chức:

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 28 - 29)

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

2.2.1.Mô hình tổ chức:

Từ năm 1990, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường nên các giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên. Đặc biệt là từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thanh toán quốc tế của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chính bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Ban đầu do lượng khách hàng chỉ bó hẹp ở những khách hàng có quan hệ tín dụng có nhu cầu thanh toán quốc tế, nên ngoài việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, phòng Kinh tế đối ngoại còn đảm nhiệm các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, quan hệ quốc tế… Sau này, để đáp ứng được nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng, các nghiệp vụ dần được tách riêng, và Phòng Kinh tế đối ngoại được đổi tên thành phòng Thanh toán quốc tế, chỉ đảm nhiệm nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV được tổ chức theo ngành dọc. Đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống là Hội sở chính. Chỉ có Hội sở chính mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, các chi nhánh trong hệ thống BIDV được chia thành 2 loại:

+ Loại 1: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp: là các chi

nhánh có đủ điều kiện cần thiết để trực tiếp xử lý các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.Chi nhánh trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm vê các giao dịch phát sinh với các đối tác trong và ngoài nước. Các điện giao dịch của chi nhánh sẽ được chuyển tới Hội sở chính bằng hệ thống thanh toán điện tử T5 và SIBS (đối với các chi nhánh đã triển khai dự án Hiện đại hoá Ngân hàng) để chuyển tiếp ra nước ngoài thông qua hệ thống SWIFT. Định kỳ, các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp phải báo cáo Hội sở chính về doanh số và tình hình hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh tại chi nhánh.

+ Loại 2: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế gián tiếp: là các chi

nhánh có thị trường và khách hàng xuất nhập khẩu nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện trực tiếp nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tại chi nhánh cũng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do khách hàng xuất trình. Những hồ sơ này sau đó sẽ được chuyển lên Hội sở chính để xử lý nghiệp vụ và chuyển tiếp ra nước ngoài. Hội sở chính có trách nhiệm kiểm tra nội dung của các loại giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật, các thông lệ quốc tế, thực hiện giao dịch theo đúng quy trình đảm bảo an toàn về vốn và uy tín cho Ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 28 - 29)