- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:
b. Chuyển tiền đến:
2.3.1.2. Trong phương thức tín dụng chứng từ xuất khẩu
+ Thông báo thư tín dụng không đảm bảo tính chân thực bề ngoài (thư tín dụng giả):
Năm 2002, BIDV nhận được một thư tín dụng trị giá 1,860,572 USD phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Nhật Bản cho người hưởng lợi là Công ty xuất nhập
khẩu Hà Nội, nhập khẩu máy móc. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Mitsubishi,Japan. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số test đó và đề nghị BIDV xác nhận lại với ngân hàng phát hành. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C. để chờ xếp xuống tàu nên giục BIDV thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính chân thực bề ngoài của bức điện, BIDV đã kiên quyết từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may là họ chưa giao hàng. Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thật bên ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng.
+ Trong phương thức nhờ thu: BIDV chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền nên không bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán. Hơn nữa nghiệp vụ nhờ thu cũng tương đối đơn giản hơn so với nghiệp vụ tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là BIDV không gặp rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ nhờ thu.
Tình huống thứ nhất: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/
P 30 days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày nhận được chứng từ). Khi nhìn thấy cụm từ “30 days after sight”, cán bộ thực hiện đã không đọc kỹ “D/P”, cho rằng đây là bộ chứng từ trả chậm 30 ngày, nên đã xử lý như chứng từ D/A, nghĩa là chỉ yêu cầu khách hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm và trả chứng từ. Đến thời hạn 30 ngày phải thanh toán, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán vì hàng không đúng chất lượng quy định. Khi làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu, BIDV đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì đó là chứng từ D/P. Do không thực hiện đúng chỉ dẫn nhờ thu, BIDV đã bị rủi ro khi phải trích tiền của ngân hàng để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. Việc đòi lại tiền từ nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, tốn thời gian và chi phí.
Tình huống thứ hai: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/
A against the collecting bank’s consent (giao chứng từ trên cơ sở chấp nhận hối phiếu trả chậm có ràng buộc cam kết của ngân hàng nhờ thu). Theo chỉ dẫn trên, BIDV không chỉ có nghĩa vụ yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu trả chậm mà còn có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng gửi nhờ thu vào ngày đến hạn. Do không hiểu hết yêu cầu của chỉ dẫn trên, cán bộ nghiệp vụ đã không yêu cầu khách hàng cam kết nộp tiền vào tài khoản thanh toán khi đến hạn mà chỉ đề nghị họ chấp nhận hối phiếu
trả chậm như những bộ chứng từ D/A thông thường. Vào ngày đến hạn, nhà nhập khẩu không chịu nộp tiền vào tài khoản để thanh toán còn ngân hàng nước ngoài liên tục đề nghị BIDV trả tiền bộ chứng từ nhờ thu. Để giữ uy tín, BIDV phải đứng ra thanh toán thay bằng tiền của mình.