Trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 36 - 37)

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

2.3.1.1.Trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu

b. Chuyển tiền đến:

2.3.1.1.Trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV. Trong phương thức này, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là lớn nhất, kỹ thuật phức tạp nhất, đòi hỏi các bên liên quan phải thực sự am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương từ việc ký kết hợp đồng, quy định các điều khoản giao hàng, vận tải, bảo hiểm… cũng như quy định của UCP và các thông lệ quốc tế. Việc thanh toán theo thư tín dụng hoàn toàn dựa vào chứng từ, tách rời hàng hoá và hợp đồng. Do vậy, nhà nhập khẩu cần phải biết quy định các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng như thế nào để phản ánh được đầy đủ và chính xác các quy định trong hợp đồng, đảm bảo rằng thông qua các chứng từ xuất trình có thể kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khẩu. Do vậy có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu như ngân hàng phát hành không thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, cụ thể là:

Một trường hợp rất hay gặp khi thanh toán các hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị là việc thanh toán được chia thành 2 lần. 80% sẽ được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ giao hàng. 20% còn lại sẽ được thanh toán sau khi lắp đặt chạy thử và nghiệm thu xong. Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu thường yêu cầu nhà nhập khẩu quy định trong L/ C là : “20% contract value will be paid against presentation of acceptance certificate signed and stamped by the applicant but not later than 6 months from the shipment date” ( 20% trị giá hợp đồng sẽ được thanh toán khi xuất trình giấy chứng nhận do nhà nhập khẩu ký và đóng dấu nhưng không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày giao hàng). Trong hợp đồng, thời hạn 6 tháng được quy định đối với việc ký biên bản nghiệm thu, nhưng việc thanh toán 20% còn lại chỉ được thực hiện trên cơ sở xuất trình biên bản

nghiệm thu đã được ký và đóng dấu. Tuy nhiên khi chuyển sang thư tín dụng, điều kiện thanh toán 20% còn lại đã thay đổi, bị ràng buộc thêm thời hạn 6 tháng. Nếu trong vòng 6 tháng không ký được biên bản nghiệm thu thì nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán. Sự thay đổi này gây bất lợi cho nhà nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, tuy BIDV đã tư vấn cho khách hàng sửa đổi điều kiện này, nhưng do bị ép từ phía nhà nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn phải chấp nhận. Kết quả là dây truyền sản xuất vẫn chưa được chạy thử và nghiệm thu vì chưa lắp đặt xong nhưng nhà nhập khẩu đã phải thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng cho nhà xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Không cẩn thận trong việc tuân thủ UCP và thông lệ quốc tế.

Quyền hạn và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành được quy định cụ thể trong UCP Tuy nhiên, tại một số chi nhánh của BIDV do giao dịch phát sinh ít, cán bộ thanh toán quốc tế kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, không được đào tạo chuyên sâu nên đã không am hiểu để tuân thủ nghiêm túc quy định của UCP 600, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Cán bộ thanh toán quốc tế nhận được bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng từ ngân hàng chiết khấu nhưng không kiểm tra ngay, để quá thời hạn 5 ngày làm việc theo Điều 14 (Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ) quy định của UCP 600. Khi nhận được điện tra soát của ngân hàng chiết khấu vì chưa thanh toán, kiểm tra lại hồ sơ mới phát hiện ra bộ chứng từ bị quên. Mặc dù chứng từ có lỗi bất đồng là giao hàng muộn nhưng BIDV đã mất quyền từ chối chứng từ bất đồng. Trong trường hợp này, về nguyên tắc, BIDV phải tự thanh toán cho ngân hàng chiết khấu bằng tiền của ngân hàng và chịu rủi ro vì nhà nhập khẩu hoàn toàn có quyền từ chối nhận chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng thực sự cần lô hàng để sản xuất, và lỗi bất đồng của bộ chứng từ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của lô hàng, nên cuối cùng, sau khi đàm phán vói ngân hàng, họ cũng đã đồng ý thanh toán và đi nhận hàng. BIDV đã phải trả một khoản tiền phạt chậm thanh toán cho ngân hàng chiết khấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 36 - 37)