Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệpvụ có liên quan đến nghiệp vụ TTQT như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 50 - 51)

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

3.2.1.4.Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệpvụ có liên quan đến nghiệp vụ TTQT như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ

b. Chuyển tiền đến:

3.2.1.4.Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệpvụ có liên quan đến nghiệp vụ TTQT như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ

Trong hoạt động kinh doanh của BIDV, hoạt động TTQT không thể phát triển một cách độc lập với các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Giữa ba mặt nghiệp vụ: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trong đó tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là khâu cơ sở để phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Ngược lại, sự phát triển của thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ lại là một trong những yếu tố quyết định cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn tín dụng. Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa ba nghiệp vụ đó, để hạn chế các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV cần phải có những biện pháp hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho các nghiệp vụ liên quan. Cụ thể là:

Đối với nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, cán bộ tín dụng cần làm tốt công

tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo, đánh giá chính xác năng lực tài chính, xếp loại chất lượng tín dụng (hay còn gọi là độ tin cậy tín dụng) cho từng khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ… cho từng khách hàng. Đồng thời việc cán bộ tín dụng thường xuyên theo sát hoạt động dinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho phép ngân hàng dự báo được những nguy cơ tiềm ẩn từ khách hàng để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.

Đối với nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ , BIDV cần có các chính sách thích hợp để

để từ đó có thể chủ động về ngoại tệ để cung cấp cho khách hàng trong nước. Việc quy định trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh BIDV là một biện pháp nhằm giúp các chi nhánh giảm thiểu rủi ro hối đoái, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nguồn ngoại tệ của toàn hệ thống. Cần tạo điều kiện cho các chi nhánh có thể vừa chủ động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng hoặc mua bán trực tiếp giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống để chủ động về nguồn ngoại tệ.

Ngoài ra cần đa dạng hoá các loại hình kinh doanh ngoại tệ nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán. Hiện nay hoạt động mua bán ngoại tệ tại BIDV mới chủ yếu là các giao dịch giao ngay, rất ít khi sử dụng các hình thức mua bán kỳ hạn. Để tránh được rủi ro tỷ giá, BIDV cần sử dụng kết hợp các hình thức mua bán kỳ hạn để chủ động trong nguồn ngoại tệ thanh toán.

Tăng cường quản lý sử dụng ngoại tệ, đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ để phục vụ hoạt động TTQT. Trong từng giao dịch TTQT với khách hàng, BIDV cần phải xem xét, cân đối nguồn ngoại tệ của bản thân cũng như đánh giá được khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng để xây dựng kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ để đảm bảo đủ ngoại tệ thanh toán khi đến hạn. L/C như ban đầu. Hợp đồng tín dụng cũng cần phải được điều chỉnh để đảm bảo đủ trị giá của L/C bằng ngoại tệ..Mặt khác, cần có những chính sách ưu đãi thích hợp đối với những khách hàng xuất khẩu để thu hút và mở rộng thêm hoạt động thanh toán xuất khẩu tại BIDV.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 50 - 51)