Xây dựng mô hình hoạt động TTQT tập trung thống nhất và chuyên sâu trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46 - 48)

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

b. Chuyển tiền đến:

3.2.1.1. Xây dựng mô hình hoạt động TTQT tập trung thống nhất và chuyên sâu trong toàn hệ thống.

trong toàn hệ thống.

Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV đang được thực hiện dàn trải tại hơn 80 chi nhánh trực tiếp và rất nhiều chi nhánh không trực tiếp. Tại Hội sở chính và một số chi nhánh lớn như TP Hồ Chí Minh, SGD 1, SGD 2, Chi nhánh Hà Nội, Bình Định, Vũng Tàu… là những chi nhánh có phát sinh giao dịch thanh toán quốc tế thường xuyên, doanh số lớn nên các cán bộ có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm để xử lý an toàn các giao dịch thanh toán quốc tế. Còn tại một số chi nhánh khác tuy đã thực hiện thanh toán quốc tế nhưng doanh số thấp, ít giao dịch

phát sinh nên các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản, chuyên sâu nên khả năng xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế còn yếu. Các cán bộ này vừa phải lo làm tốt công tác tiếp thị khách hàng để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, vừa phải đảm nhiệm việc xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế vốn rất phức tạp nên lực lượng bị dàn trải, không chuyên sâu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro cao.

Để khắc phục tính dàn trải trong hoạt động thanh toán quốc tế, BIDV đã xây dựng một mô hình thanh toán quốc tế tập trung thống nhất, chuyên sâu trong toàn hệ thống, trong đó đứng đầu là Trung tâm tài trợ thương mại (TFC – Trade Finance Center) có nhiệm vụ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế về mặt nghiệp vụ, các chi nhánh của BIDV đóng vai trò là vệ tinh, là đầu mối tiếp xúc, tư vấn, tiếp thị khách hàng để thu hút và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.

TFC được đặt tại hội sở chính tập trung một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyên xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện …Đây là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ xử lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu thông lệ và tập quán quốc tế, nhằm đảm bảo xử lý giao dịch thấu đáo, tránh các rủi ro tác nghiệp có thể phát sinh. Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này đều phát sinh tại các chi nhánh đầu mối, được chuyển tới TFC bằng các phương tiện như fax, Scan, gửi chuyển phát nhanh.

Các chi nhánh vệ tinh của BIDV là đầu mối giao dịch với khách hàng, tư vấn, quản lý khách hàng, tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ do khách hàng xuất trình. Các chứng từ sau khi được chuyển về TFC bằng các phương tiện thích hợp sẽ được xử lý tại TFC. Việc thành lập và đưa vào vận hành mô hình TFC sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó việc chuyên môn hoá trong xử lý giao dịch sẽ góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w