1.1.4.1Phân loại rủi ro dự án:
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, cách tiếp cận nghiên cứu rủi ro mà có thể có các cách phân loại rủi ro sau đây:
• Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính:
- Rủi ro thuần tuý: là loại rủi ro mà nếu có xẩy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. Loại này có đặc điểm sau: thứ nhất, rủi ro thuần tuý nếu xẩy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai, nó là loại rủi ro liên quan đến việc phá huỷ tài sản. Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
- Rủi ro suy tính: là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế.
Ví dụ: rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thể đối phó bằng biện pháp rào chắn (hedging).
• Rủi ro có thể tính được và rủi ro không tính được:
- Rủi ro có thể tính được: là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định.
- Rủi ro không tính được: là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thường và rất khó dự đoán được.
Thực tế không có rủi ro nào nằm hẳn về một phân loại. Khái niệm chỉ về hình thức. Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô số mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lường mang tính chất tương đối. Một số có thể đo lường được nhiều, một số đo được ít hơn.
• Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh:
- Rủi ro nội sinh: là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy mô, độ phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế và xây dựng, hệ thống tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội tại.
- Rủi ro ngoại sinh: là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. Những nhân tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết.
• Dưới góc độ tài chính:
Dưới góc độ tài chính, rủi ro được xem xét gồm các loại sau đây: rủi ro chính sách, rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản.
1.2 Ảnh hưởng của việc huy động vốn tới hiệu quả đầu tư: 1.2.1 Các hình thức huy động vốn:
Đề có vốn thực hiện dự án, ngoài lượng vốn có sẵn do tích luỹ, doanh nghiệp có thể thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn. Đó là việc sử dụng các công cụ tài chính mang tính dài hạn hoặc ngắn hạn để huy động vốn phục vụ các dự án kinh doanh.
1.2.1.1Vay dài hạn:
Khái niệm: vay dài hạn là một công cụ tài chính dài hạn của doanh nghiệp trong mối quan
nghiệp khác.
Đặc điểm:
- Kỳ hạn trên 1 năm và “nguyên khối” về phía người cho vay. Thời kỳ thanh toán và bản chất số tiền thanh toán từng thời kỳ sẽ được thoả thuận cụ thể trên cơ sở đàm phán trực tiếp.
- Lãi suất trả vào (các) thời điểm đã thoả thuận được tính trên cơ sở lãi suất danh nghĩa thoả thuận và phần vốn gốc chưa hoàn trả tính đến (mỗi) thời điểm tính lãi. Lãi phải trả là chi phí.
- Khoản vay luôn bảo hiểm bằng bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu người đi vay được gọi là tài sản thế chấp.
- Chi phí giao dịch là rất thấp khi chưa tính tới chi phí liên quan đến việc thế chấp tài sản. Nói chung ít khi có sự khác biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực vì lãi suất danh nghĩa thường được quy định phù hợp với thời kỳ tính lãi.
Các hình thức cơ bản:
Căn cứ trên thời kỳ thanh toán và bản chất của số tiền thanh toán ở mỗi thời kỳ mà hai bên đi vay và cho vay thoả thuận với nhau mà chia ra các hình thức vay dài hạn như:
• Trả gốc cuối kỳ hạn, trả lãi theo thời kỳ:
Với hình thức này, người đi vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho người cho vay theo hình thức: tại mỗi thời điểm nhất định phải thanh toán một khoản tiền lãi bằng nhau tính trên lãi suất danh nghĩa của thời kỳ và tổng số tiền vay. Đến kỳ hạn, số tiền được thanh toán sẽ là khoản lãi của thời kỳ cuối cùng và khoản vay gốc. Hình thức này thường được thoả thuận kèm theo thời kỳ tính lãi là 1 năm hoặc 6 tháng một lần và lãi suất thoả thuận tương ứng sẽ là lãi suất theo năm (%/năm) hoặc lãi suất nửa năm (%/tháng). Do lãi trả ngay theo thời kỳ và lãi suất danh nghĩa tương ứng với thời kỳ lãi nên không có sự khác biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
• Trả gốc đều và trả lãi theo thời kỳ:
Là hình thức mà định kỳ, người đi vay phải trả một khoản tiền gồm cả tiền gốc và tiền lẫn, trong đó tiền gốc trả mỗi kỳ là bằng nhau còn tiền lãi thì tính trên phần vốn gốc còn lại đến thời điểm tính lãi. Như vậy, tổng số tiền trả mỗi kỳ sẽ giảm dần do số tiền lãi phải trả giảm dần.
• Trả đều theo thời kỳ cả gốc và lãi:
Là hình thức mà định kỳ, người đi vay phải trả một khoản tiền như nhau bao gồm cả gốc lẫn lãi. Như vậy càng gần đến kỳ hạn thì phần tiền gốc trong tổng khoản phải trả mỗi kỳ tăng dần còn lãi phải trả giảm dần.
Hình 2: Mô hình mô tả dòng tiền hoàn trả của các hình thức vay dài hạn
Lãi thời kỳ, gốc cuối kỳ Lãi thời kỳ, gốc đều Lãi và gốc đều
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Thực hiện nhanh do hồ sơ đòi hỏi ít hơn và không qua thủ tục xét duyệt trung gian. - Đàm phán về các điều khoản của hợp đồng vay thuận lợi do chỉ có một chủ nợ. - Chi phí trực tiếp cho giao dịch hầu như không đáng kể.
Nhược điểm:
- Độ tự chủ của doanh nghiệp thấp do áp lực của chủ nợ thường cao. - Chi phí “ẩn” cao do phải thế chấp tài sản và kém linh hoạt.
1.2.1.2Tín dụng thuê – mua: Khái niệm:
Tín dụng thuê – mua là việc thuê tài sản dùng cho hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Đến hết thời hạn thuê thì toàn bộ hoặc một phần các tài sản được thuê sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thuê. Tín dụng thuê mua là một công cụ tài trợ cho phép doanh nghiệp sử dụng các tài sản phục vụ cho hoạt động của mình mà không cần phải có ngay lượng vốn cần thiết tương đương với giá trị của tài sản đó. Đây đồng thời là một đầu tư liên kết giữa bên cung cấp dịch vụ thuê – mua và bên thuê – mua.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Về mặt tài trợ, tín dụng thuê – mua không làm ảnh hưởng đến năng lực sinh nợ của doanh nghiệp vì nó không ảnh hưởng đến mức sinh nợ hiện tại và rất uyển chuyển. - Về mặt kinh tế, nó giúp doanh nghiệp có khả năng tận dụng cơ hội để phát triển
nhưng không hề tạo ra áp lực đối với độ tự chủ của doanh nghiệp.
- Về mặt thuế, tín dụng thuê – mua tạo ra hiệu ứng có lợi về thuế do việc thuê – mua khong phải nộp ngay thuế giá trị gia tăng và toàn bộ tiền thuê phải trả định kỳ được
Gốc Lãi Gốc Lãi Lãi Gốc
Nhược điểm:
Tín dụng thuê – mua có chi phí khá cáo so với một khoản vay tương đương trong khi mức rủi ro phải chịu là thấp hơn.
1.2.1.3Phát hành trái phiếu:
Định nghĩa: trái phiếu là một loại chứng khoán do một chủ thể phát hành để huy động vốn
dưới dạng đi vay. Chủ thể phát hành trái phiếu là bên đi vay còn chủ thể sở hữu trái phiếu là bên cho vay. Như vậy, trái phiếu xác nhận về một sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trong một kỳ hạn nhất định từ bên cho vay đến bên đi vay.
Định kỳ thường là hàng năm, chủ sở hữu trái phiếu nhận được lợi ích là khoản lãi tính trên mệnh giá của trái phiếu theo một lãi suất xác định gọi là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu. Khi đến hạn, chủ sở hữu trái phiếu nhận lãi trái phiếu do chủ thể phát hành và nhận lại khoản tiền gốc bằng mệnh giá của trái phiếu. Các phương thức thanh toán khác như đối với một khoản vay cũng được áp dụng phổ biến.
Vì huy động vốn dưới dạng đi vay lên số tiền có được do bán trái phiếu được chủ thể phát hành ghi vào muc “nợ dài hạn” trong bảng cân đối kế toán tương tự như với khoản vay dài hạn. Ngoài ra các hình thức thanh toán cơ bản của trái phiếu cũng giống như các hình thức đã nêu ở mục vay dài hạn.
Định giá:
Việc xác định giá trị trái phiếu tuân theo nguyên tắc xác định giá trị hiện tại PV:
0 1 (1 ) (1 ) T t t R t t C r r P − F − = =∑ + + +
Trong đó: Po: giá trị của trái phiếu.
Ct: khoản tiền thu được từng thời kỳ mà thành phần phụ thuộc vào các hình thức hoàn trả.
FR: khoản tiền hoàn trả lúc đến hạn, thay đổi tuỳ thuộc cách hoàn trả. T: thời gian đến hạn của trái phiếu.
r: lãi suất mong muốn của người đầu tư, thường là lãi suất của thị trường trái phiếu ở thời điểm tính toán.
1.2.1.4Phát hành cổ phiếu:
Định nghĩa: cổ phiếu là một loại chứng khoán do một chủ thể phát hành để huy động vốn
dưới dạng góp vốn. Chủ thể phát hành cổ phiếu là bên gọi vốn còn chủ thể sở hữu của cổ phiếu là bên góp vốn được gọi là cổ đông. Như vậy, cổ phiếu xác nhận sự sở hữu của cổ đông đối với một phần tài sản của doanh nghiệp tương đương với tỷ lệ góp vốn so với số vốn chủ sở hữu.
Hàng năm, các cổ đông doanh nghiệp chia một khoản lãi trích ra từ lãi ròng theo tỷ lệ góp vốn. Khoản lãi mà các cổ đông nhận được hàng năm gọi là lợi tức cổ phần hay cổ tức. Cổ tức biến động tuỳ theo kết quả kinh doanh hàng năm và tỷ lệ trích lãi ròng để chia cổ tức. Tỷ lệ trích lãi ròng để chia cổ tức có thể được quy định trước hoặc quyết định hàng năm bởi hội đồng cổ đông.
Phân loại:
Cổ phiếu thường:
Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu cho phép chủ thể sở hữu có quyền chia lãi ròng mà doanh nghiệp tạo ra, quyền sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp và quyền được bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị hoặc bỏ phiếu về các vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội nghị cổ đông thường kỳ. Ngoài ra, chủ thể sở hữu cổ phiếu thường có thể được quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới cũng mang lại lợi ích cho chủ thể sở hữu cổ phiếu thường và chính quyền được mua này cũng có thể được chuyển nhượng như một loại chứng khoán.
Cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi có đặc điểm cơ bản giống cổ phiếu thường là quyền được chia lãi ròng mà doanh nghiệp tạo ra và quyền sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp.
Tính “ưu đãi” được thể hiện ở chỗ khoản lãi nhận được sẽ được tính theo lãi suất cố định trên mệnh giá giống như trái phiếu khi doanh nghiệp có lãi và chủ thể sở hữu cổ phiếu ưu đãi được chia trước chủ thể sở hữu cổ phiếu thường cả lãi hàng năm cũng như tài sản khi doanh nghiệp ngừng hoạt động bởi bất cứ lý do gì. Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi còn mang lãi cho chủ thể sở hữu quyền bảo lưu đối với cổ tức chưa chia, còn gọi là cổ tức luỹ kế, nếu vào một năm nào đó, doang nghiệp trì hoãn việc chia cổ tức cho các cổ đông. Tuy nhiên, cổ tức chưa chia đối với cổ phiếu ưu đãi chỉ được bảo lưu nguyên giá trị mà không được tính lãi.
Định giá:
Công thức cơ bản để xác định giá trị của cổ phiếu như sau:
0 1 (1 ) (1 ) T T T t T t r V r P D − − = =∑ + + +
Trong đó: Po: giá trị của cổ phiếu.
Dt: cổ tức kỳ vọng nhận được ở thời điểm t.
Vt: giá trị thị trường kỳ vọng của cổ phiếu ở thời điểm T. T: thời điểm bán cổ phiếu.
r: lãi suất mong muốn của người đầu tư, thường là lãi suất của thị trường cổ phiếu ở thời điểm tính toán.