Vay ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích dự án đầu tư tăng cường năng lực vận chuyển và phương án huy động vốn cho dự án của Công ty TNHH Tiếp Vận VINAFCO (Trang 33 - 36)

Khái niệm: vay ngắn hạn thường thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng với

những điều kiện cụ thể về số lượng, thời gian, lãi suất, tài sản thế chấp trong hợp đồng vay.

Các hình thức:

b.1/ Vay theo hạn mức tín dụng:

Hình thức này phụ thuộc vào quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng căn cứ trên những thoả thuận cụ thể, đặc biệt là hạn mức hoặc còn gọi là mức thấu chi thoả thuận.

Đặc điểm chính của loại này là tính chất “tự động trong hạn mức” tức là khi có nhu cầu, doanh nghiệp có thể sử dụng một số tiền nhất định của ngân hàng vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần phải qua thủ tục thẩm định và thế chấp. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể chi vượt số dư hiện tại trên tài khoản (thấu chi) trong hạn mức thoả thuận.

b.2/ Thư tín dụng L/C:

Hình thức này thường áp dụng trong xuất nhập khẩu với đặc điểm là mối quan hệ thương mại giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu được thực hiện với vai trò trung gian của các ngân hàng của mỗi bên. Thư tín dụng chính là bản cam kết là ngân hàng bên nhập khẩu trả tiền cho bên xuất khẩu.

b.3/ Vay có bảo đảm:

Hình thức này được thực hiện khi bên đi vay trình cho ngân hàng hợp đồng phải thực hiện (còn gọi là vay theo hợp đồng), thế chấp bằng các khoản phải thu, bằng hàng hoá hoặc tài sản của doanh nghiệp.

Hình thức này thường qua thủ tục thẩm định kỹ càng. Ngân hàng thường cho vay một khoản thấp hơn giá trị thế chấp và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng khoản vay. Chi phí của hình

thức này thường cao nếu tính cả đến những chi phí liên quan đến tài sản, hàng hoá dùng để thế chấp.

Nhận định:

Các công cụ tài chính ngắn hạn xem xét ở đây chỉ khác các công cụ tài chính dài hạn ở kỳ hạn dưới 1 năm của chúng. Thực chất, dưới góc độ tài chính, tính chất ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các chủ thể sở hữu các công cụ tài chính và tính linh hoạt của thị trường tài chính. Với một thị trường tài chính năng động thì các công cụ tài cính dài ạhn đã nêu ở trên, trừ vay dài hạn, chỉ có ý nghĩa dài hạn do đặc điểm kỳ hạn của chúng (từ trên 1 năm đến mãi mãi). Chủ thể sở hữu các công cụ tài chính dài hạn như chúng cho người khác. Thậm chí, trong một số trường hợp, ngay cả khoản vay dài hạn cũng có thể chuyển thành tiền (bán nợ), tất nhiên là khó khăn hơn và chi phí cao hơn so với việc bán các chứng khoán.

1.2.2 Chi phí sử dụng vốn vay:

Khái niệm: chi phí vốn là chi phí mà người huy động vốn phải gánh chịu để có được quyền

sử dụng vốn. Chi phí vốn thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lượng vốn huy động.

Xác định tỷ suất “r”:

Tỷ suất “r” được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư. Bởi vậy xác định chính xác tỷ suất “r” của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá dự án đầu tư.

Để xác định tỷ suất “r” phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng dự án. Tỷ suất “r” được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn. Mỗi nguồn vốn giá trị sử dụng riêng, đó là suất thu lợi tối thiểu do người cấp vốn yêu cầu. Bởi vậy, chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu các nguồn vốn huy động. Chúng ta đi vào từng trường hợp cụ thể sau đây:

Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay.

Nếu vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì r là lãi suất vay bình quân từ các nguồn. Công thức tính: 1 1 m vkrk k m vk k r I I − = = =∑ ∑

Trong đó: IvK: số vốn vay từ nguồn k. Rk: lãi suất vay từ nguồn k.

Nếu vay theo những kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển các lãi suất đi vay về cùng một kỳ hạn (thông thường lấy kỳ hạn là năm) theo công thức sau:

1

(1 )m

n t

r = +r

Trong đó: rn: lãi suất theo kỳ hạn năm.

rt: lãi suất theo kỳ hạn t (tháng, quý hay 6 tháng). m: số kỳ hạn t trong 1 năm.

Cụ thể:

- Nếu lãi suất theo kỳ hạn tháng, khi chuyển sang kỳ hạn năm là:

12

1 (1 )

n t

r = +r

- Nếu lãi suất theo kỳ hạn quý, khi chuyển sang kỳ hạn năm là:

4

1

(1 )

n rqr = + − r = + −

- Nếu lãi suất theo kỳ hạn 6 tháng, khi chuyển sang kỳ hạn năm là:

2 1 1 6 (1 ) n th r = +r

Trong phân tích tài chính dự án đầu tư có thể tiến hành phân tích dự án trước thuế hoặc sau thuế. Trong thực tế việc phân tích dự án thường được tiến hành sau thuế. Khi phân tích dự án đầu tư sau thuế, nếu dự án vay vốn để đầu tư thì chi phí sử dụng vồn được làm căn cứ xác định tỷ suất “r” là chi phí sử dụng vốn vay sau thuế.

Nó được xác định theo công thức:

(1 )

vay

r= rT

Trong đó: r: là mức lãi suất vốn vay sau thuế. rvay: lãi suất vay.

T: thuế suất thuế thu nhập.

Bởi vì đối với vốn vay, tiền lãi vay được xem như 1 loại chi phí khi tính thu nhập chịu thuế. Do đó đứng trên góc độ người sử dụng vốn phần giá trị rvay x T đó là khoản tiết kiệm nhờ thuế từ chi phí sử dụng vốn sau thuế chỉ bằng rvay(1 – T). Song trong thực tế việc phân tích dự án đầu tư sau thuế vẫn dựa vào lãi suất vay để xác định tỷ suất “r” (trong trường hợp dự án vay vốn đầu tư).

Nếu có phát hành cổ phần để đầu tư thì r là lợi tức cổ phần: WACC = Wd . kd(1 – T) + Wp . kp + Ws . ks

Trong đó:

trên tổng nguồn vốn của Công ty.

Kd: lãi suất đối với vốn vay mới của doanh nghiệp = chi phí vốn vay trước thuế. Kp: chi phí vốn cổ phần ưu đãi.

Công thức: Kp = Dp / [Pp(1 – Fp) ] Với: Dp: cổ tức ưu đãi.

Fp: chi phí phát hành cổ phần ưu đãi. Pp: giá bán cổ phiếu ưu đãi.

Ks: chi phí vốn cổ phần từ lãi giữ lại.

Công thức: Ks = [Do(1 + g)/Po] + g Với: Do : cổ tức gần nhất trong quá khứ.

Po : giá thị trường thực tế của cổ phiếu. g : tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức.

Nếu góp vốn liên doanh thì r là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thoả thuận.

Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội. Mức chi phí cơ hội được xác định dựa vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế hoặc của chủ đầu tư trong kinh doanh trước khi đầu tư, r trong trường hợp này được xác định như sau:

r(%) = (1 + f) x (1 + rch) – 1 Trong đó: f : tỷ lệ lạm phát.

rcơ hội : mức chi phí cơ hội.

Một phần của tài liệu Phân tích dự án đầu tư tăng cường năng lực vận chuyển và phương án huy động vốn cho dự án của Công ty TNHH Tiếp Vận VINAFCO (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w