Quản lý tiền mặt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (MECANMEX Co.,LTD) (Trang 39 - 42)

- Hàng tồn kho: Trong các khoản mục của cơ cấu tài sản lưu động thì hàng tồn kho biến động đột biến nhất, tăng mạnh vào năm 2004 và trá

2.2.3.1 Quản lý tiền mặt

Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt. Trong doanh nghiệp tiền mặt được sử dụng với các mục đích sau: Doanh nghiệp lưu giữ tiền mặt để trả tiền

hàng, trả lương, nộp thuế, phân phối cổ tức cho cổ đông. Giữ tiền mặt để lợi dụng các cơ hội bất ngờ như mua nguyên vật liệu giảm giá tức thời… để gia tăng lợi nhuận. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì một vùng đệm an toàn để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt đột xuất, quản trị tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp biết được số tiền mặt cần lưu giữ và lưu giữ trong bao lâu.

Tại Công ty mecanimex tiền mặt của Công ty bao gồm các khoản: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và tiền đang chuyển. Quản lý tiền mặt một trong những thành phần trong quản trị vốn lưu động là quan trọng đối với hoạt động của Công ty. Công ty luôn phải có tiền mặt để mua hàng hoá, rồi lại bán hàng để thu tiền về chu kỳ này diễn ra liên tục hàng giờ, hàng ngày ở Công ty. Do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính nên các quan hệ thanh toán cũng được đa dạng theo. Với nhiều cách thức thanh toán khác nhau nhưng chủ yếu Công ty thanh toán qua ngân hàng. Do đó, Công ty có quan hệ với hầu hết các ngân hàng trong địa bàn thành phố Hà Nội và các ngân hàng ở địa phương nơi Công ty có chi nhánh như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, ngân hàng Eximxximbank, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư. Tiền mặt là khoản không sinh lời khi được giữ ở Công ty. Tại Công ty luôn tồn tại các khoản phải trả ngắn hạn như tiền lương của nhân viên, thuế nộp Ngân sách, nhập khẩu hàng hoá và các chi phí quản lý khác… do đó, Công ty luôn giữ một khoản tiền mặt tại ngân quỹ Công ty và khoản tiền này để thanh toán cho các nhu cầu tiền mặt ngắn hạn. Do nhu cầu tiền mặt lớn ngân quỹ của Công ty không thể đáp ứng ngay được Công ty phải đi vay ngắn hạn tại các ngân hàng. Công ty hầu như không có các khoản tiền nhàn rỗi.

Cách thức quản lý tiền mặt tại Công ty được kết hợp giữa nhiều cách thức khác nhau: tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, giảm tốc độ chi tiêu, dự báo

chính xác nhu cầu tiền mặt, xác định nhu cầu tiền mặt, đầu tư hợp lý khi co các khoản tiền nhàn rỗi. Chủ yếu là cách thức tăng tốc độ thu hồi tiền mặt.

Công ty luôn cố gắng tăng tốc độ thu hồi tiền mặt để giảm khoản phải đi vay ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt ngắn hạn. Để tăng tốc độ thu hồi tiền mặt khi cần thiết Công ty có thể áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ được thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán trước hạn và số tiền này có thể đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thới của Công ty. Ngoài chính sách chiết khấu một phương pháp tăng tốc độ thu hồi tiền mặt mà Công ty Mecanimex áp dụng chủ yếu là thông qua ngân hàng. Các khách hàng của Công ty thanh toán tiền hàng cho Công ty, số tiền hàng này được chuyển tới ngân hàng đại diện cho Công ty bằng phương thức thư chuyển tiền hoặc điện chuyển tiền và số tiền được đưa vào tài khoản ký gởi của Công ty tại ngân hàng. Thông qua ngân hàng Công ty thanh toán các hoá đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.

Về tình hình tiền mặt của Công ty năm 2005 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (MECANMEX Co.,LTD) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w