BẢNG 5: NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2004 VÀ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (MECANMEX Co.,LTD) (Trang 37 - 39)

- Hàng tồn kho: Trong các khoản mục của cơ cấu tài sản lưu động thì hàng tồn kho biến động đột biến nhất, tăng mạnh vào năm 2004 và trá

BẢNG 5: NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2004 VÀ

CÔNG TY NĂM 2004 VÀ 2005

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Tỷ lệ (%) Năm 2005 Tỷ lệ (%)

A. Nợ phải trả 137.778 78,15 76.726 48,67

I/ Nợ ngắn hạn 136.511 77,43 74.262 47,11

1. Vay và nợ ngân hàng 47.735 27,07 25.468 16.15 2. Phải trả người bán 59.584 33,80 16.904 10,72 3. Người mua trả tiền

trước

16.608 9,42 4.970 3,15

4. Thuế nộp Ngân sách 2.699 1,53 407 0,26

5. Phải trả công nhân viên 1.205 0,68 1.634 1,04

6. Chi phí phải trả 572 0,32 586 0,37 7. Phải trả nội bộ 4.561 2,59 14.546 9,22 8. Khoản phải trả và nộp khác 3.547 2,01 9.747 6,18 II/ Nợ dài hạn 1.267 0,72 2.464 1,56 1. Phải trả nội bộ 0 0 1.499 0,95 2. Vay và nợ dài hạn 1.267 0,72 965 0,61 B. Nguồn vốn Chủ sở hữu 38.528 21,85 80.915 51,33 I/ Nguồn vốn và quỹ 38.111 21,62 80.055 50,78

II/ Nguồn kinh phí 417 0,23 860 0,55

Tổng nguồn vốn 176.308 100 157.641 100

( Nguồn từ báo cáo tài chính năm 2004, 2005)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét như sau:

Năm 2005 nguồn vốn của Công ty đ ã giảm so với năm 2004. Đây là kết quả của việc mở rộng kinh doanh của Công ty vào năm 2004 khi sát nhập thêm Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Tuy nhiên, để đánh giá được tình hình tài chính của Công ty chúng ta cần đi vào những thành phần cụ thể trong nguồn vốn của Công ty. Nguồn vốn của Công ty được chia làm hai thành phần:

nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó, năm 2005 nợ phải trả chiếm tỷ lệ ít hơn năm 2004 trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 tỷ lệ là 48,67% trên tổng nguồn vốn, năm 2004 tỷ lệ là 78,15% trên tổng nguồn vốn. Điều này được lý giải như sau:

- Khoản nợ ngắn hạn: trong đó vay nợ ngân hàng là chủ yếu, năm 2005 tỷ lệ vay nợ ngân hàng hoàn toàn ít hơn năm 2004. Năm 2004 Công ty vay ngân hàng với con số gần 48 tỷ trong khi đó năm 2005 vay ngân hàng gần 26 tỷ, như vậy năm 2004 vay ngân hàng tăng gần 22 tỷ so với năm 2005. Sở dĩ, Công ty phải vay ngân hàng nhiều hơn ở năm 2004 vì hàng hoá được tiêu thụ nhiều doanh thu tăng nhưng các khoản phải thu quá lớn do khách hàng nợ tiền hàng, bên cạnh đó để có hàng hóa bán Công ty phải nhập khẩu nhiều hơn nên cần một lượng tiền lớn để mua hàng, và đầu tư cho sản xuất ở Nhà máy Quy chế Từ Sơn.

Thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nợ ngắn hạn là khoản phải trả người bán ở năm 2004 tỷ lệ là 33,80%, năm 2005 chỉ là 10,72%. Đây là hình thức tín dụng thương mại (Quan hệ mua bán chịu) mà Công ty tận dụng được để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho Công ty.

Như vậy, vốn lưu động trong năm 2004, 2005 được huy động chủ yếu dưới hình thức đi vay Ngân hàng và tín dụng thương mại.

Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty còn chủ động sử dụng các phương thức khác mà cụ thể là:

+ Khách hàng trả tiền trước: Năm 2004 là 16 tỷ 608 triệu đồng chiếm 9,42%, năm 2005 là 4 tỷ 970 triệu đồng chiếm 3,12%. Đây là nguồn được tài trợ đặc biệt do việc kí kết hợp đồng của Công ty với khách hàng, được khách hàng ứng trước tiền để Công ty thu mua hàng hoá thực hiện theo hợp đồng ký kết.

+ Thuế, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ và các khoản phải trả phải nộp khác: Năm 2004 chiếm tỷ lệ 7,13% trong tổng nguồn vốn, năm 2005 chiếm tỷ lệ17,07% trong tổng nguồn vốn.

- Nợ dài hạn của Công ty chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nguồn vốn năm 2004 là 0,72%, năm 2005 là 1,56%. Tỷ lệ nợ dài hạn có biến động, do năm 2005 Công ty đầu tư thêm nâng cấp cơ sở hạ tầng nơi làm việc.

Kết luận: Như vậy, nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động có nhiều nguồn khác nhau như: vay ngắn hạn ngân hàng, sử dụng tín dụng thương mại, tận dụng các khoản thuế phải nộp, phí phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp Ngân sách Nhà nước, khoản phải trả công nhân viên. Trong đó để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của Công ty thì phương thức đi vay ngân hàng và tín dụng thương mại được sử dụng chủ yếu. Với nhiều nguồn khác nhau, nhu cầu vốn lưu động của Công ty luôn được đáp ứng kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (MECANMEX Co.,LTD) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w