Tăng cường bổ sung vốn từ lợi nhuận của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (MECANMEX Co.,LTD) (Trang 59 - 62)

3.2.2 Giải pháp xác định nhu cầu vốn lưu động

Muốn sản xuất một khối lương hàng hoá, phải có một số lượng vốn tương ứng để dự trữ các tài sản lưu động cần cho sản xuất. Nếu vốn lưu động quá ít sẽ dẫn đến ngưng trệ sản xuất, nếu dư thừa sẽ lãng phí vốn nên cần dự đoán được nhu cầu vốn lưu động tối thiểu. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác hợp lý nhằm:

- Bảo đảm sản xuất và lưu thông được liên tục, tránh ứ đọng lãng phí vốn.

- Tổ chức các nguồn hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động - Sử dụng tiết kiệm, hợp lý hiệu quả vốn lưu động là căn cứ để đánh giá kết quả quản trị vồn lưu động của doanh nghiệp.

Khi xác định nhu cầu vốn lưu động công ty cần thực hiện các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Xuất phát từ nhu cầu sản xuất, phải đảm bảo đủ vốn lưu động cho sản xuất vì nhu cầu vốn lưu động thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sản xuất và các thời kỳ khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau.

- Triệt để tiết kiệm, giảm bớt số lượng vốn lưu động sử dụng để đảm bảo cho sản xuất với số vốn lưu động ít nhất bằng cách phân tích tình hình thực tế về cung cấp, phân phối tiêu thụ, dùng các phương tiện xếp dỡ hiện đại để rút ngắn thời gian kiểm nhận và vận chuyển vật liệu, hàng hoá để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Đảm bảo cân đối hài hoà với các bộ phận kế hoạch trong công ty, làm sao xác định nhu cầu vốn lưu động tối thiểu cần cho các kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch giá thành.

- Xác định nhu cầu vốn lưu động cần có sự đóng góp ý kiến của các đơn vị trực thuộc như các phân xưởng, phòng ban… Vì vốn lưu động ảnh hưởng đến suốt chu kỳ kinh doanh sản xuất. Nếu không làm gây ra sự thiếu chính xác gây bất lợi cho công ty.

3.2.3 Giải pháp quản lý các khoản phải thu

Khoản phải thu là một vấn đề lớn đối với Công ty. Khoản phải thu qua ba năm từ 2003 đến 2005 đều có xu hướng tăng lên, con số 124 tỷ 65 triệu năm 2005 là một con số không nhỏ. Các chi phí liên quan đến khoản phải thu làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Việc thu hồi nợ sớm sẽ nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất kinh doanh tăng tốc độ quay vòng vốn, tạo sự chủ động cho Công ty trong việc thanh toán nợ.

Do đặc điểm kinh doanh của Công ty nên việc quản lý các khoản phải thu được phân chia thành các phần khác nhau:

Hầu hết khoản phải thu từ khách hàng đều do việc bán hàng trên thị trường nội địa. Đây là khoản rất đa dạng và phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro. Xuất phát từ thực tế của Công ty sau đây em xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi bán hàng cho khách hàng. Phân tích năng lực tài chính thông qua một số chỉ tiêu tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận kì vọng… Bên cạnh đó thẩm định năng lực pháp lý như tư cách pháp nhân, lịch sử kinh doanh, hành vi đạo đức…

- Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng. Theo đó, những khách hàng thường xuyên, những khách hàng có tiềm năng lớn sẽ được áp dụng chính sách chiết khấu ưu đãi đặc biệt. Thay đổi mức chiết khấu linh hoạt đối với từng bạn hàng.

- Không nên để khách hàng nợ quá nhiều việc nợ nhiều dễ đưa đến khả năng không trả được nợ. Nếu khách hàng nợ quá nhiều thì công ty phải ngừng ngay việc cung cấp hàng hoá và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của sự chậm trễ này của khách hàng.

- Các chứng từ của khoản phải thu phải đảm bảo phản ánh đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên. Phải chỉ rõ người chịu trách nhiệm thẩm quyền trước các khoản nợ của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi các khoản nợ tránh rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm giá…

- Với thời kỳ khác nhau và quy mô của khoản phải thu Công ty nên có kế hoạch lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, tuy nhiên không để nó quá lớn gây ra việc ứ đọng vốn không quay vòng được vốn cho sản xuất kinh doanh.

Đối với khoản phải thu từ khách hàng do bán hàng xuất khẩu:

Đây là khoản rất ít rủi ro vì hầu như khách hàng nước ngoài đều là những bạn hàng lớn và thường xuyên của Công ty. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi trường hợp xảy ra rủi ro.

- Tạo điều kiện vận chuyển hàng hoá sử dụng phương tiện vận chuyển bốc dỡ tiên tiến để đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hoá giảm thời gian vận chuyển xuống mức càng thấp càng tốt để tăng tốc độ thu hồi tiền.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng của khách hàng thông qua thông tin từ các ngân hàng qua thanh toán quốc tế. Để có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra rủi ro.

- Thiết lập tốt mối quan hệ thanh toán với các ngân hàng trong nước và quốc tế. Lựa chọn các ngân hàng thương mại có uy tín, kinh nghiệm để đẩy nhanh quá trình thanh toán quốc tế.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của tỷ giá để có kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro do tỷ giá giảm một cách hợp lý.

3.2.3 Giải pháp cho hàng tồn kho

Do đặc điểm kinh doanh của Công ty nên luôn tồn tại một lượng lớn hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho này gây ứ đọng vốn của Công ty vì vậy cần có các giải pháp hợp lý cho lượng hàng tồn kho này. Khi dự trữ luôn xảy ra một số mâu thuẫn sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (MECANMEX Co.,LTD) (Trang 59 - 62)