- Hàng tồn kho: Trong các khoản mục của cơ cấu tài sản lưu động thì hàng tồn kho biến động đột biến nhất, tăng mạnh vào năm 2004 và trá
2.2.3.2 Quản lý khoản phải thu
Khi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ có thể trả bằng tiền mặt ngay hoặc bán chịu, tức là phải chờ một khoảng thời gian, đó là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng. Một khoản phải thu được tạo lập khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng. Một khoản phải thu gồm tín dụng cấp
cho các doanh nghiệp khác được gọi là tín dụng thương mại và tín dụng cấp cho người tiêu dùng được gọi là tín dụng tiêu dùng. Khoảng thời gian của các khoản phải thu của doanh nghiệp, tức là khoảng thời gian thu được tiền tùy thuộc vào doanh số bán chịu nhiều hay ít và thời gian thu tiền bình quân là bao nhiêu. Vì vậy, doanh nghiệp cần lập một chính sách tín dụng và quản trị hữu hiệu các khoản phải thu để tránh các khoản nợ khó đòi. Đồng thời, chính sách tín dụng có liên hệ chặt chẽ đến tồn kho vì khi doanh nghiệp mở rộng các tiêu chuẩn cấp tín dụng, doanh số bán hàng sẽ tăng, lượng tồn kho sẽ giảm, và trái lại, nên khi phác hoạ chính sách tín dụng cần xem xét yếu tố tồn kho. Đối với Công ty Mecanimex khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong lượng vốn lưu động của Công ty vì thế việc quản lý các khoản phải thu là cực kì quan trọng. Nó đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
BẢNG 7: CÁC KHOẢN PHẢi THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. Phải thu của
khách hàng 30.132 44.223 96.823
2. Trả trước cho
người bán 4.483 9.679 3.590
3. Phải thu nội bộ 76 2.506 16.755
4. Phải thu khác 1.690 13.637 8.157
5. Dự phòng phải
thu khó đòi -1.599 -2.803 -630
Tổng 36.381 70.045 124.065
( Nguồn từ báo cáo tài chính các năm 2003, 2004, 2005 )
Nhìn chung các khoản phải thu của Công ty tăng dần qua từng năm và lượng tăng ngày càng nhiều qua mỗi năm điều đó giải thích cho việc tăng lượng hàng bán được mỗi năm của Công ty. Năm 2005 khoản phải thu đạt
đến con số 124 tỷ 65 triệu đồng tăng 54 tỷ 20 triệu so với năm 2004, tăng 87 tỷ 684 triệu so với năm 2003. Các thành phần cấu thành khoản phải thu của Công ty bao gồm: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi. Trong đó thành phần chiếm tỷ trọng chủ yếu của khoản phải thu là thành phần phải thu của khách hàng.
+ Tình hình khoản phải thu của khách hàng:
Năm 2005 khoản phải thu của khách dừng ở con số 96 tỷ 823 triệu tăng lên 52 tỷ 600 triệu so với năm 2004 và tăng 66 tỷ 691 triệu so với năm 2003. Tốc độ tăng của khoản phải thu của khách hàng từ năm 2003 đến năm 2005 là khá nhanh, năm 2005 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004 và 3,2 lần so với năm 2003. Do tốc độ bán hàng tăng nhanh vào thời điểm cuối các năm, mặt hàng tiêu thụ chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu và sản phẩm của Nhà máy Quy chế Từ Sơn.
Qua thực tế các năm, khoản phải thu do bán hàng xuất khẩu thường ít gặp rủi ro do không thu được tiền. Khả năng thu hồi của khoản này thường nhanh do đối tác của Công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng luôn đảm bảo thanh toán tiền hàng cho Công ty dưới nhiều hình thức. Ngoài ra nhờ phương thức thanh toán thông qua ngân hàng bằng việc mở các L/C làm cho việc thanh toán hợp đồng luôn được đảm bảo nhanh chóng.
Vấn đề đặt ra đối với Công ty trong việc quản lý khoản phải thu của khách hàng là việc quản lý khoản phải thu do tiêu thụ hàng nhập khẩu và các sản phẩm của Nhà máy Quy chế Từ Sơn ở thị trường nội địa. Việc thu hồi các khoản nợ này thường có rủi ro cao đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch, biện pháp thích hợp để giảm rủi ro cho khoản này, tránh khả năng không thu hồi được các khoản nợ. Thực tế qua các năm của Công ty luôn còn các khoản tiền chưa thu được ở các khách hàng ở thị trường nội địa.
+ Tình hình các thành phần còn lại trong khoản phải thu của Công ty:
Chúng chiếm tỷ trọng không lớn trong các khoản phải thu của Công ty. Các khoản đó chủ yếu là phần hạch toán trong nội bộ Công ty hoặc là phần uỷ thác của khách hàng chưa thanh toán hay khoản phải ký quỹ, ký cược do mở các tài khoản ở các ngân hàng. Do đó việc thu hồi các khoản này Công ty hoàn toàn có thể chủ động và hầu như không có rủi ro trong đó nên việc quản lý các khoản này trở nên đơn giản.