Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của TCT giấy Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tài chính để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Trang 50 - 54)

dụng VKD của TCT giấy Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD đang là một thử thách đặt ra đối với công tác quản lý tài chính của TCT giấy VN.

Với một số lợng vốn khá lớn trong tay (trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay), TCT đã cố gắng sử dụng một cách có hiệu quả, song trong quá trình sử dụng vốn ở TCT còn có nhiều hạn chế. Sau đây là một số u điểm và tồn tại trong quá trình bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của TCT.

a) Ưu điểm:

- Trong công tác tổ chức huy động vốn: TCT đã tổ chức huy động đợc một l- ợng vốn khá lớn từ nguồn đi vay để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của

TCT hàng năm. Trong đó hàng năm TCT đã thực hiện chiếm dụng hợp pháp đợc một lợng vốn lớn để bổ sung cho nhu cầu VLĐ thiếu mà không cần phải trả thêm chi phí cho việc sử dụng vốn.

- Trong công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn:

+ Toàn bộ TSCĐ của TCT đều là TSCĐ đang sử dụng, không có tài sản bỏ không từ đó tránh đợc hiện tợng lãng phí VCĐ.

+Trong năm ,TCT luôn chú trọng công tác đầu t mới TSCĐ làm cho giá trị TSCĐ trong SXKD cuối năm tăng lên so với đầu năm. Trong đó TSCĐ phục vụ chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT chím tỷ trọng lớn nhất và thờng xuyên đợc đầu t thêm để nâng cao năng lực sản xuất. Kết quả là hệ số trang bị TSCĐ cho mỗi công nhân trực tiếp lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện cho họ tắng năng suất lao động.

-+TCT luôn có một lợng VLĐ thờng xuyên đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và lợng vốn đó mỗi năm một tăng chứng tỏ công tác quản lý và bảo toàn VLĐ của TCT là tốt.

+ Việc xử lý tài sản ứ đọng ở Bãi Bằng và Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú đang đợc triển khai tích cực.

+ Việc TCT sử dụng hệ số nợ cao để khuếch đại doanh lợi vốn chú sở hữu đã khuyến khích và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu t.

+Việc quản lý và sử dụng vốn của TCT thể hiện ở các đơn vị thành viên nh: Mặc dù năng lực mới cha huy động thêm, năng lực cũ đã huy động ở mức cao song TCT đã phát triển khả năng cung cấp giấy in, giấy báo, duy trì sản xuất ở mức cao có phát triển trọng về số lợng ( giấy phát triển 1,9%, chiếm 34,0%)

+ Công ty giấy Tân Mai ngoài việc điều chỉnh mặt bằng trong năm đã đa dây truyền CTMP vào hoạt động làm giảm giá thành bột giấy và kinh doanh gỗ thông có lãi đã phần đầu hoà vốn (trong khi kế hoạch năm 2000 dự kiến lỗ 21,9 tỷ đồng).

+ Một số nhà máy nhỏ, đã phấn đấu có lãi so với năm 1999

+ TCT đã có sự phân công sản xuất sản phẩm trong các đơn vị thành viên đặc biệt trong 3 công ty giấy lớn của TCT đã tạo điều kiện để các công ty tổ chức sản xuất và tiêu thụ tốt sản phẩm của mình ( nh công ty Giấy Việt Trì, công ty diêm Thống nhất, công ty văn phòng phẩm...)

b)Tồn tại.

- Trong năm vừa qua toàn TCT có 8 đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu giá trị trong đó có 5 đơn vị mức thực hiện thấp hơn năm 1999.

-Toàn TCT, không có đội nào phát sinh lỗ song có một số đạt hiệu quả sản xuất còn kém, điển hình là: Công ty Giấy Bình An, nhà máy giấy Hoà Bình, Viện công nghệ giấy...

* Nguyên nhân của việc hoạt động kém hiệu quả là:

- Do điều kiện sản xuất, hiện trạng thiết bị của từng đơn vị khác nhau, và hầu hết là cũ và lạc hậu nên hiệu quả sản xuất không đều.

- Về XDCB: Tiến độ triển khai 5 công trình nhóm A và các công trình nhóm C triển khai còn chậm, lúng túng trong việc thực hiện thủ tục đầu t.

- Về công tác tài chính:

+ Sau nhiều năm đẩy mạnh sản xuất, VLĐ không đợc bổ sung do TCT làm ăn cha hiệu quả nên nói chung các đơn vị đều thiếu VLĐ.

+Công nợ phải thu của các doanh nghiệp lớn do khách hàng chiếm dụng vốn cao. Năm 2000, số d nợ thờng xuyên ở mức 600 tỷ đồng, chiếm gần 1/3 doanh thu toàn TCT, chứng tỏ TCT cha làm tốt công tác thu hồi nợ.

+Lợng dự trữ NVL, hàng hoá tồn kho mặc dù cuối năm 2000 đã giảm so với đầu năm, song vẫn ở mức cao làm cho vốn kinh doanh bị ứ đọng. Riêng năm 2000, sản phẩm giấy tồn cuối năm là 3000 tấn so với đầu năm.

+Số d nợ ngân hàng ngày càng cao (kể cả vay ngắn hạn và vay dài hạn) trong khi doanh thu tăng không đáng kể nên số lãi vay phải trả năm 2000 phát sinh lớn làm giảm lợi nhuận của TCT.

+Công nợ phát sinh giữa TCT và các đơn vị thành viên luôn ở mức cao (Số d Nợ lớn ở mức 180 tỷ) và không thực hiện đúng cam kết nên gây khó khăn cho việc vay tín dụng ngân hàng của TCT.

+Giải ngân vốn đầu t xây dựng cơ bản đạt thấp đặc biệt với các công trình nhóm A không thực hiện hết vốn tín dụng đợc phân bổ do tiến độ đầu t chậm.

+Việc thực hiện các dự án không đồng bộ dẫn đến phát sinh lãi vay ngoài kế hoạch từ đó làm cho chi phí hoạt động tăng lên và kéo theo lợi nhuận của TCT giảm xuống.

- Việc quản lý định mức và chất lợng sản phẩm:

+ Mặc dù các đơn vị đã chú trọng chỉ đạo thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm tiết kiệm vật t nguyên liệu giảm chi phí nhng mức độ cha đạt nh đăng ký.

+Định mức kinh tế - kỹ thuật năm 2000 ớc tính giá trị tiết kiệm từ định mức là trên 20 tỷ đồng song những đơn vị dẫn đầu về tiết kiệm cũng chỉ đạt 10 tỷ đồng là cao nhất.

Trên đây là những tồn tại về mọi mặt của TCT. Song những tồn tại ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng nh bảo toàn vốn mà TCT cần phải có biện pháp khắc phục ngay đó là:

+TCT cha làm tốt công tác thu hồi nợ do vậy bị khách hàng chiếm dụng một lợng vốn lớn. Bên cạnh đó, TCT lại phải đi vay vốn để bổ sung cho vốn thiếu, từ đó làm tăng chi phí hoạt động tài chính và giảm lợi nhuận.

+Việc sử dụng VLĐ trong các khâu sản xuất cha hợp lý, VLĐ ở khâu dự trữ và khâu lu thông quá lớn trong khi VLĐ ở khâu sản xuất lại thấp làm cho một lợng vốn rất lớn bị ứ đọng. Nguyên nhân là do TCT cha làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm dẫn đến khối lợng sản phẩm tồn kho tăng lên.

Cả 2 nguyên nhân trên đều dẫn đến việc VLĐ chậm luân chuyển, quay vòng chậm và giảm khả năng sinh lời.

+ Hiệu quả sử dụng VLĐ thấp do việc đầu t mới không nhiều trong khi năng lực sản xuất cũ không còn phát huy đợc tác dụng.Do đó năng suất giảm là điều dễ hiểu.

Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến tình trạng giảm hiệu quả sử dụng vốn và không bảo toàn đợc vốn của TCT.

Tóm lại, năm 2000 ngành giấy gặp những khó khăn to lớn nhng với sự cố gắng phấn đấu của các đơn vị với sự chỉ đạo của Tổng công ty, sự hỗ trợ của Nhà n- ớc , Tổng công ty đã hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất năm 2000, sản xuất có lãi (dù không cao). Tuy nhiên để duy trì đợc mức tăng trởng trong những năm sau, Tổng công ty cần có những biện pháp tài chính để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn và bảo toàn đợc vốn sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tài chính để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w