I. Phương hướng truyền thống trong dạy học Tấm Cám
I.2.3. Hướng phân tích theo chủ đề, theo môtíp
Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh phân tích tác phẩm theo những ý:
Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng. Những cuộc tái sinh.
Sự báo thù.
Theo hướng phân tích này, giờ học đạt được ưu điểm là hướng dẫn học sinh nắm được những vấn đề nổi bật của truyện Tấm Cám. Những mô típ nổi bật trong truyện sẽ được khắc sâu vào trí nhớ của các em.
Việc phân tích này thực chất là giảng dạy truyện theo diễn biến ba chặng lớn của cuộc đời cô Tấm:
Tấm – trước khi bị dì ghẻ chặt cau giết chết Tấm – sự hoá thân sau khi chết.
Tấm – sự trả thù sau khi trở lại làm người
Hạn chế của cách phân tích này là đã phân tách quá nhỏ bố cục tác phẩm, gây ra sự rời rạc giữa các ý. Theo ý kiến của Đinh Gia Khánh và
một số nhà nghiên cứu khác thì mâu thuẫn, xung đột trong Tấm Cám
không chỉ dừng lại ở mâu thuẫn dì ghẻ-con chồng, mà có cả mâu thuẫn chị em Tấm-Cám (như tên truyện đã khái quát).
Do vậy, cách phân tích trên sẽ không nêu được đầy đủ các mâu thuẫn của truyện.
Hơn nữa “ những cuộc tái sinh “ và “sự báo thù “ có thể gộp lại thành một ý để nói về sức phản kháng đến cùng, sức đấu tranh ngày càng quyết liệt của Tấm.
Một điểm cần chú ý là: Việc sử dụng thuật ngữ “báo thù rất dễ nên gây sự ngộ nhận về động cơ của Tấm. Do vậy nên thay từ “báo thù” bằng từ “trừng phạt”.
Như vậy tuỳ theo đối tượng giảng dạy mà việc dạy Tấm Cám có những cách thức, biện pháp tác động khác nhau. Tuy nhiên trong cách giảng dạy truyền thống, do chưa nắm được bản chất và đặc trưng của tác phẩm phôncơlo, do khả năng còn hạn chế, do “sức ỳ” của thói quen, ngại đổi mới cách phân tích, nên vẫn còn tồn tại những cách dạy xưa cũ, dễ dãi, ít động não.
Trong cách giảng dạy Tấm Cám trước đây, phổ biến nhất là hiện tượng dạy một truyện cổ tích không khác gì dạy một truyện hiện đại, cách dạy dễ dãi, đơn giản hoá tác phẩm: chia nhân vật của truyện thành hai tuyến chính nghĩa, gian tà rồi phân tích một cách sơ lược, công thức theo lối xã hội học dung tục... Hay dạy học sinh chú ý vào ngôn từ, hình ảnh, khiến học sinh chỉ: “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc là lại viện dẫn quá xa, luận bàn lan man ra ngoài tác phẩm. Cả hai cách này đều không tạo ra cảm nhận liền mạch, toàn khối để tìm ra vẻ đẹp đích thực của tác phẩm.
Cách giảng dạy trên tất yếu dẫn đến việc học sinh nắm không chắc tác phẩm, các em chỉ cảm nhận chung chung về chuyện như những cảm nhận vẫn lưu giữ từ thuở ấu thơ. (thậm chí có thể có em còn bị chệch hướng trong cách hiểu).
Từ tình hình trên, có thể khẳng định rằng: muốn nâng cao chất lượng dạy và học Tấm Cám trong trường phổ thông, nhất thiết phải tiến hành đổi mới phương hướng và biện pháp giảng dạy.