(Theo tiến trình phát triển của cốt truyện, theo đặc trưng thi pháp loại thể)
1/Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tiến trình I: Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi.
Thân phận của cô gái mồ côi: * Dự kiến trả lời :
- Truyện cổ tích có nhiều nhân vật mồ côi, họ có những nét giống nhau, tạo thành “kiểu nhân vật mồ côi” – một đối tượng nhỏ bé, cô đơn, yếu thế trong gia đình và xã hội.
- Cô Tấm: Nhân vật mồ côi tiêu biểu. + Bất hạnh đến hai lần (là “người con riêng”, “ người mồ côi” lại phải sống với mụ dì ghẻ và cô em gái cùng cha khác mẹ vô cùng độc ác.)
* Dự kiến trả lời:
những suy nghĩ gì về thân phận của Tấm và mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con dì gh?
Hỏi: Theo em bản chất của những mâu thuẫn đó là gì?
Hỏi: Mâu thuẫn ấy thường được giải quyết theo hướng nào?
Hỏi: Qua các câu truyện cổ tích đã đọc và học, em thấy nhân vật bất hạnh
thiện) là cô gái chăm chỉ, hiền lành, đôn hậu (bắt đầy giỏ tép mong có được yếm đỏ, chăn trâu đồng xa, nhịn cơm để dành nuôi bống). - Cái ác hiện hình trong mẹ con dì ghẻ qua các hành động: Lừa gạt lấy mất giỏ tép để tước đoạt ước mơ bé nhỏ là cái yếm đỏ; lén lút giết chết bống là người bạn duy nhất của Tấm; trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được giao cảm với đời của cô. * Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con dì ghẻ phát triển theo chiều hướng từ thấp đến cao. - Mọi đau khổ của Tấm bị đẩy lên tận cùng.
- Sự độc ác của mẹ con dì ghẻ cũng được đẩy lên tận cùng.
(Đoạn này giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu về “nhân vật chức năng”- loại nhân vật nguyên phiến, bất biến, đảm nhiệm chức năng biểu tượng cho hai hạng người: giàu- nghèo, thiện - ác. Tấm đại diện cho nhân vật mang tính thiện. Mẹ con Cám đại diện cho cái ác).
* Dự kiến trả lời:
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh mâu thuẫn, xung đột thiện- ác trong xã hội.(Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập: dì ghẻ- con chồng, chị em cùng cha khác mẹ trong gia đình phụ quyền thời cổ; lực lượng đối lập thiện- ác trong xã hội).
Đặc trưng của truyện cổ tích: Xung đột xã hội được thể hiện trên sân khấu gia đình. *Dự kiến trả lời:
Dù lâu hay mau, dù gian nan khó khăn đến thế nào, song thiện nhất định thắng ác. Giải quyết nhờ sự giúp sức của yếu tố thần kì.
Con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi
*Dự kiến trả lời:
Không. Vì trong xã hội người bóc lột người thì đau khổ của người mồ côi là có thực và
đến với hạnh phúc có dễ dàng không và đến bằng con đường nào ?
Hỏi: Em hiểu thế nào là yếu tố thần kì và biểu hiện của nó?
Hỏi: Theo em, yếu tố thần kì có vai trò như thế nào đối với con đường đến với hạnh phúc của Tấm ?
phổ biến, còn hạnh phúc mà họ được hưởng thường hiếm hoi, chỉ là mơ ước - mơ ước về hạnh phúc thể hiện lòng lạc quan yêu đời, hi vọng về tương lai,về sự công bằng của nhân dân.
Bằng con đường sử dụng yếu tố thần kì. *Dự kiến trả lời:
Là những yếu tố siêu nhiên, sản phẩm do trí tưởng tượng của con người sáng tạo nên. Gồm: Nhân vật thần kì: Tiên, Bụt...; con vật thần kì: ngựa thần, chim thần, gà biết nói...; đồ vật thần kì: khăn thần, mâm thần,...; và sự hoá thân của nhân vật.
*Dự kiến trả lời: - Không thể thiếu.
- Giúp Tấm và đưa Tấm đạt tới đỉnh cao hạnh phúc:
+ Bụt, gà, chim sẻ: Giúp Tấm khi cô buồn tủi: Mất yếm đỏ, không tìm thấy xương cá bống, nhặt thóc ra khỏi gạo trộn, đi hội làng, gặp vua và trở thành hoàng hậu (hình ảnh cao nhất về hạnh phúc theo quan niệm của nhân dân.)
+ ông Bụt: Nhân vật tôn giáo (Phật giáo) đã được dân gian hoá, trở thành ông lão hiền lành, tốt bụng, xuất hiện đúng lúc để thực hiện mơ ước của nhân dân.
Là nhân vật phù trợ, xuất hiện giúp nhân vật chính giải quyết khó khăn ,thúc đẩy cốt truyện phát triển.
Về ý nghĩa xã hội: Bụt đền bù những thiệt thòi mà Tấm phải chịu; đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm đi đến thắng lợi sau này.
Thể hiện triết lý “ở hiền gặp lành”- một triết lý phổ biến trong truyện cổ tích.
(Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nét đặc sắc của Tấm Cám khi không dừng ở kết thúc phổ biến trong các truyện cổ tích ở Châu Âu: Nhân vật trải qua thử thách với sự giúp đỡ của yếu tố thần kì và hưởng hạnh phúc.)
Yêu cầu: Học sinh kể sáng tạo tiến trình II.
Hỏi: Theo em, vì sao nói thái độ phản kháng và cuộc đấu tranh của Tấm ngày càng cao và càng quyết liệt hơn?
Hỏi: Sự hoá thân của Tấm có ý nghĩa như thế nào?
Hỏi: Theo em, vai trò của yếu tố thần kì đối với con đường giành và giữ hạnh phúc của Tấm có gì khác trước?
trình II :
Thái độ phản kháng và cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm
*Dự kiến trả lời:
- Sự tàn nhẫn độc ác cùng với động cơ muốn chiếm đoạt tất cả những gì của Tấm khiến mẹ con Cám tìm mọi cách để tiêu diệt tận cùng sự tồn tại của Tấm: Chim vàng anh, xoan đào, khung cửi...
- Từ sự bị động, phản ứng yếu ớt, Tấm đã có phản ứng mạnh mẽ hơn và cuối cùng đã hành động quyết liệt:
+ Trước kia: Khi bị bắt nạt, Tấm chỉ biết khóc (Thái độ phản kháng đầu tiên)
+ Bị mụ dì ghẻ chặt cau giết chết, linh hồn Tấm vùng dậy mạnh mẽ và quyết liệt, trở về cuộc đời đòi hạnh phúc.
Sự hoá thân. *Dự kiến trả lời:
- Phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. - Thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.
+ Hoá chim vàng anh để mắng Cám.
+ Hoá cây xoan đào, khung cửi: để rủa và tuyên chiến với Cám.
+ Hoá ra cây thị (quả thị) để trở về với đời. Cuộc chiến đấu giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ gian nan, quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo và lạc quan theo quan niệm của nhân dân.
* Dự kiến trả lời:
- Tiến trình I: Mỗi lần Tấm khóc thì Bụt hiện lên giúp đỡ, ban tặng vật thần kì.
(Bụt chỉ giúp Tấm trong giai đoạn trước khi Tấm chết)
- Tiến trình II:
+ Bụt không xuất hiện, Tấm không khóc mà đấu tranh quyết liệt
+ Yếu tố thần kì đã được hoá thân vào sự bất tử của Tấm (Yếu tố thần kì không thay
Hỏi: Từ yếu tố thần kì em có nhận thức như thế nào về triết lý nhân sinh, quan niệm và mơ ước của nhân dân gửi gắm trong
truyện?
Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm hoá thân để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn mà thôi)
Đây là chặng đời đẹp nhất, phong phú nhất và toàn vẹn nhất của Tấm vì nó thể hiện tập trung hành động chức năng của nhân vật (Nhân dân lao động gửi vào Tấm ý thức giành và giữ hạnh phúc của mình)
* Dự kiến trả lời:
- Khi nói đến mơ ước trong cổ tích, không thể thiếu vai trò của yếu tố thần kì.
- Sau bao lần hoá thân, Tấm trở về với cuộc đời xinh đẹp hơn, trở thành hoàng hậu, còn mẹ con Cám bị tiêu diệt.
+Phản ánh mơ ước “ở hiền gặp lành” của nhân dân.
+ Nêu triết lý: “ác giả ác báo”, phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù.
Phản ánh mơ ước về sự công bằng xã hội: Người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt
+ Phản ánh quan niệm và mơ ước hết sức thực tế về hạnh phúc của người lao động: Hạnh phúc không phải là ở kiếp sau mà là phải tìm và giữ hạnh phúc thực sự ở ngay cõi đời này.
(Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu: Sự hoá thân trong truyện không phải là để thể hiện thuyết luân hồi của nhà Phật: Truyện chỉ mượn cái vỏ bề ngoài để thể hiện mơ ước, tinh thần lạc quan của người lao động mà thôi. Bởi luân hồi nhà Phật là để chịu đau khổ do tội lỗi từ kiếp trước, rồi sau đó tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn cực lạc. Còn cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần không phải để chịu khổ đau, cũng không định tìm hạnh phúc mơ hồ ở cõi Niết Bàn mà quyết giành và giữ hạnh phúc ngay ở nơi trần thế. Điều đó thể hiện lòng yêu đời và tinh thần thực tế của người lao động khi sáng tạo cổ tích)
Hỏi: Theo em, cuối cùng mẹ con Cám bị trừng phạt như thế có đích đáng không? Vì sao?
(Để học sinh thảo luận về các cách kết thúc của truyện)
Hỏi: Sau khi phân tích truyện, ấn tượng để lại cho em sâu đậm nhất là gì?.
+ Kết thúc có hậu là biểu hiện cao nhất của mơ ước
Những mơ ước trên biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện của nhân dân lao động.
3/ Hướng dẫn học sinh hiểu về cách kết thúc
truyện .
(Giáo viên dạy theo bản kể của Chu Xuân Diên – Lê Chí Quế, đồng thời giới thiệu cho học sinh bản kể khác, có kết thúc Tấm giết chết Cám, làm mắm gửi cho dì ghẻ).
*/ Dự kiến trả lời: - Rất đích đáng.
- Đây là môtip nghệ thuật cần phải có để thể hiện triết lý “ác giả ác báo” của người sáng tác.
(Giáo viên phải giúp học sinh hiểu về đặc điểm nhân vật chức năng – Tấm: Tấm là nhân vật chức năng – hành động, được giao phó nhiệm vụ (thể hiện quan điểm mơ ước của nhân dân), phải bằng việc làm để đi đến cùng mục đích. Vẻ đẹp của nhân vật chức năng hành động không có liên quan gì đến việc nhân vật đó đã hoàn thành nhiệm vụ theo cách nào. Nhân vật Tấm chỉ tồn tại trong hành động và sáng giá trong hành động mà thôi.
Sự trừng phạt của Tấm là thay mặt cái thiện, tiêu diệt cái ác, thể hiện cảm quan lãng mạn táo bạo của nhân dân)
*/ Hướng dẫn học sinh bộc lộ cảm xúc sau khi học:
Dự kiến trả lời:
- Yêu thích truyện Tấm Cám hơn
- Truyện Tấm Cám là truyện cổ tích hay, có nhiều giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
- Truyện có ý nghĩa giáo dục (Nhận thức triết lý nhân sinh, sống lạc quan hơn...)