Nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

Thực hiện theo quy trình đăng kí,thẩm tra cấp giấy đăng kí,thẩm tra cấp giấy

chứng nhận đầu tưChuẩn bị hồ sơ Chuẩn bị hồ sơ

dự án đầu tư

Nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự

2.3.1.1. Theo quy trình đăng kí đầu tư:

Hồ sơ dự án đối với nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy trình đăng kí đầu tư, nhà đầu tư chỉ cần điền vào mẫu Đăng kí đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, số lượng tài liệu cần chuẩn bị là nhiều hơn. Các tài liệu cần chuẩn bị trong hồ sơ dự án bao gồm:

- Văn bản đăng kí đầu tư (theo mẫu có sẵn, nhà đầu tư nước ngoài có thể liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nơi dự định tiến hành dự án).

- Báo cáo về năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm).

- Hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo hồ sơ đăng kí kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Nội dung của điều lệ doanh nghiệp được quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp, nội dung của hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại điều 54 và 55 nghị định 108/NĐ – CP hướng dẫn thi hành luật đầu tư.

2.3.1.2. Theo quy trình thẩm tra:

Trong trường hợp này bên cạnh phải chuẩn bị những tài liệu như trên, nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị thêm:

- Giải trình Kinh tế - kĩ thuật của dự án.

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư cần bao gồm bản sao quyết định thành lập hay hộ chiếu.

- Báo cáo về năng lực tài chính của nhà đầu tư ( do các tổ chức tín dụng xác nhận về các khả năng tài chính của nhà đầu tư, đảm bảo nhà đầu tư có khả năng tài chính để thực hiện dự án: tài khoản có tại ngân hàng lớn hơn vốn đầu tư dự kiến của dự án)

Nếu dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư phải nộp kèm theo Giải trình về khả năng đáp ứng điều kiện. Nếu quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng trong trường hợp đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư phải nộp kèm theo giải trình về khả năng

2.3.2. Trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Trước đây, Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối, tập trung về tiếp nhận và cấp giấy phép đầu tư trong phạm vi cả nước thì hiện nay với những quy định mới về phân cấp, đặc biệt Luật đầu tư chung 2005 và nghị định 108/2006/NĐ-CP đã phân cấp triệt để cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và ban quản lý KCN, KCX, KCNC trong tiến hành tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (KCN, KCX, KCNC) và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KCX, KCNC với địa phương chưa thành lập Ban quản lý KCN, KCX, KCNC. Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh tiếp nhận hồ sơ dự án của nhà đầu tư.

Ban quản lý KCN, KCX, KCNC tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư vào KCN, KCX, KCNC bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Với các dự án không nằm trong diện quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và các dự án được quy định tại khoản 1 và 2 điều 37 nghị định 108/2006/NĐ-CP cần được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Với những quy định mới, Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ chỉ tiến hành cấp giấy chứng nhận đầu tư với các dự án được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

2.3.2.2. Với dự án đăng kí đầu tư:

Quy trình được mô tả trong sơ đồ sau:

Hình 1.6 – Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án thuộc diện đăng kí đầu tư

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)