Số lượng dự án, lượng vốn FDI được cấp mới và thực hiện:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

I. Tổng quan về FDI của Việt nam qua 20 năm tiến hành hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (1987 – 2007):

1. Tình hình thực hiện các dự án FDI:

1.1. Số lượng dự án, lượng vốn FDI được cấp mới và thực hiện:

Từ năm 1988, khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt nam được ban hành, đến cuối năm 2007, cả nước đã có hơn 9.500 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (bao gồm cả vốn tăng thêm). Nếu trừ đi các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện đang có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Tình hình về số dự án được cấp mới cũng như vốn đăng kí và quy mô vốn đăng kí bình quân trên một dự án thời kì này được mô tả trong hình sau:

Hình 2.1 – Vốn FDI đăng kí và vốn thực hiện 1988-2007. Đơn vị: tỉ USD

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Hình 2.2 – Số lượng dự án FDI cấp mới 1988-2007

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Qua 2 hình trên, ta có thể nhận xét như sau: trải qua 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn vốn FDI vào Việt nam trải qua các thời kì chính như:

Từ năm 1988 đến năm 1990: đây là giai đoạn mới bắt đầu thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên ta vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến môi trường đầu tư của Việt nam chưa nhiều, mới chỉ mang tính thăm

dò nên số lượng dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn rất ít, chỉ có 214 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 1,6 tỷ USD). Các dự án trong thời kì này quy mô vẫn còn nhỏ, bình quân mỗi dự án chỉ khoảng 7,4 triệu USD với các đối tác chủ yếu đến từ Châu Á: Hồng Công, Đài Loan.

Trong thời kỳ 1991-1996: đây có thể coi là thời kì bùng nổ của nguồn vốn FDI vào Việt nam, được xem là làn sóng đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Việt nam. Trong thời kì này, bên cạnh những sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài vào những năm 1990, 1992 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân hợp tác với nước ngoài đồng thời cho phép nhà đầu tư có thể mở tài khoản ở nước ngoài thay vì bắt buộc phải mở tại Việt nam. Bên cạnh đó, việc Việt nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì năm 1995 và tham gia vào ASEAN đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam với chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Số dự án được cấp mới là 1397 dự án với tổng vốn đăng kí là 16,2 tỉ USD. Năm 1995 thu hút được 408 dự án với vốn đăng kí 7,6 tỷ USD, tăng gấp 5,8 lần năm 1991 (1,3 tỷ USD). Năm 1996 là năm đỉnh cao trong giai đoạn này với số vốn đăng ký lên tới 9,7 tỉ USD, tăng 28% so với năm trước.

Với các đối tác đầu tư chính đến từ khu vực Đông Á và Đông Nam Á nên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã có ảnh hưởng lớn tới dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này bị giảm sút do chính sách của các nước trong khu vực ngưng đầu tư ra nước ngoài để khôi phục lại nền kinh tế trong nước cộng với các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh do tác động của khủng hoảng nên trong giai đoạn 1997 – 1999 nên chỉ có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng kí là 13,11 tỉ USD và quy mô vốn đăng kí giảm dần, năm sau giảm hơn năm trước. Vốn đăng kí năm 1998 chỉ bằng 81.8% năm 1997 và năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998. Giai đoạn này, Việt nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ít hơn so với các nước khác trong khu vực nhưng những quy định trong sửa đổi luật đầu tư nước ngoài năm 1996

nhằm siết chặt hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ta bỏ lỡ cơ hội thu hút các nhà đầu tư từ các nước đang bị khủng hoảng: Thái Lan, Singapo...chuyển vốn sang. Đồng thời, nhiều dự án đã được cấp giấy phép đầu tư trong những năm trước cũng phải dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 tỉ USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002.

Tính chung trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn đầu tư nước ngoài cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%) đi kèm với số lượng dự án đăng kí cũng tăng dần qua các năm, nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Điều này báo hiệu cho làn sóng đầu tư thứ hai vào Việt nam.

Chỉ tính trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD), đi kèm với đó là sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.).

Cùng với sự tăng lên của vốn cấp mới, vốn thực hiện cũng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm hơn trong khi vốn cấp mới có xu hướng tăng mạnh. Trong cả giai đoạn 1991-1995, vốn thực hiện mới chỉ đạt 7.1 tỉ USD thì đến giai đoạn 1996-2000, dù cho có ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế khu vực vẫn đạt mức 13.5 tỉ USD tăng 89% so với giai đoạn trước. Lượng vốn cấp mới tiếp tục tăng 6% trong giai đoạn 2001-2005 và đến hai năm 2006, 2007, với sự tăng lên của vốn cấp mới, vốn thực hiện đạt 8.7 tỉ USD, chỉ bằng 27% vốn cấp mới nhưng vốn thực hiện vẫn tăng 12% của năm 2007 so với 2006 và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn tiếp theo do trong hai năm này, có nhiều dự án đăng kí có quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w