Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 75)

III. Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI thời gian qua (1988 – 2007)

2.2.Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư:

2. Các tồn tại trong công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI:

2.2.Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư:

2.2.1. Thiếu quy hoạch phát triển ngành, vùng, lãnh thổ:

Trong thời gian qua, các địa phương trong quá trình thu hút đầu tư đã đưa ra các ưu đãi đầu tư nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh mình nhưng có một thực tế là các địa phương không có quy hoạch trong phát triển ngành, vùng, lãnh thổ hoặc có mà chất lượng chua cao. Từ đó dẫn tới, ở nhiều địa phương, các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng tràn lan chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp. Cuộc chạy đua thành lập các KCN, KCX với mục đích là có KCN, KCX và hi vọng hưởng lợi từ các KCN đang làm mất đi quy hoạch tổng thể, không gắn quy hoạch KCN, KCX với quy hoạch ngành, vùng và quy hoạch lãnh thổ quốc gia, chưa xem xét đầy đủ tất cả các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực vật chất, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,… để giải quyết tối ưu bài toán quy hoạch. Tình hình đầu tư phát triển các KCN không theo quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên đã không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt làm hiệu quả hoạt động các KCN bị giảm sút. Một số địa phương (như Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai, Long An…) do quy hoạch phát triển các KCN chưa hợp lý, sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế đối với sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật dẫn đến tình trạng các hộ nông dân bị thu hồi đất, không có đất canh tác, ảnh hưởng đến đời sống và gây tâm lý bất ổn trong nhân dân. Tình trạng các KCN đã được xây dựng hoặc là ở trong lòng thành phố gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường gây ách tắc giao thông, cung cấp nhà ở, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trường học cho người lao động và con em họ, hoặc được bố trí quá xa khu dân cư và các nguồn cung cấp dịch vụ nên khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều ngành, nhiều địa phương làm quy hoạch theo cảm tính, quy hoạch phong trào, thấy người ta có công trình gì mình cũng muốn có công trình đó”. Câu chuyện về nhà máy đường không có mía, về cảng biển không có tàu lại một lần nữa được đề cập đến như minh chứng cho việc làm quy hoạch tùy tiện, không có tầm nhìn, thiếu chiến lược và đặc biệt là tình trạng mạnh địa

phương nào địa phương ấy lập quy hoạch, không tính đến yếu tố vùng. Hay như những chiếc cầu vượt được xây dựng dọc theo đường quốc lộ số 5 Hà Nội – Hải Phòng, một loạt những chiếc cầu đã được quy hoạch, nhưng với mục đích gì thì không dễ trả lời: để trang trí thì chúng quá thô kệch; để vượt đường cao tốc thì chẳng thấy bóng dáng một ai qua lại trên đó. Hay việc trồng dứa ở tỉnh Thanh Hoá, dứa đã được trồng bạt ngàn và đã đến mùa thu hoạch, thế nhưng nhà máy chế biến thì lại chẳng thấy đâu. Việc dứa chế biến xong thì bán cho ai chắc còn là chuyện xa vời hơn nữa.

Cùng với những quy hoạch ngành nghề nói trên, quy hoạch đất sử dụng cho các dự án thực sự là một vấn đề nóng với các nhà đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư 2005 và điều 17 nghị định 108/2006/NĐ-CP về quyền tiếp cận quỹ đất của nhà đầu tư thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cho nhà đầu tư nhưng thực tế để tiếp cận với quy hoạch này để tìm đất tiến hành dự án của nhà đầu tư là rất khó khăn. Lấy ví dụ điển hình ở TP.HCM, việc tìm nguồn đất để triển khai các dự án đầu tư, nhất là các dự án có quy mô lớn, các dự án hạ tầng cơ sở và các khu công nghiệp ở thành phố rất khó khăn. Thành phố không có sẵn quỹ đất để giới thiệu cho chủ đầu tư khi họ có nhu cầu, nhất là đối với các dự án lớn, trong khi đất ở các khu công nghiệp đã được lấp đầy, không còn chỗ cho dự án lớn. Do không có đất cho nhà đầu tư, họ phải tự mày mò, xoay sở lấy. Trong nhiều trường hợp, tuy nhà đầu tư đã tìm được nơi thực hiện dự án thì lại vướng phải quy hoạch, lại phải bắt đầu lại từ đầu để tìm nơi khác. Để có thỏa thuận của địa phương đất thực hiện dự án nhà đầu tư phải qua rất nhiều cửa , từ cấp phường-xã đến cấp quận- huyện, rối đến cấp TP. Mà mỗi một cấp như vậy cũng không phải giải quyết chóng váng, chỉ riêng việc duyệt quy hoạch, đồng ý cấp đất trên nguyên tắc của địa phương cũng có khi phải mất cả năm trời.

Bên cạnh đó, vì chưa có quy hoạch cụ thể về đất đai nên tình trạng hay thay đổi trong quy hoạch của các địa phương diễn ra phổ biến. Điển hình như ở thành phố Hố Chí Minh, nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào quy hoạch của thành phố và xác định được địa điểm tiến hành dự án nhưng khi tiến hành thỏa thuận với địa phương

đích khác. Có thể nói, vấn đề đất đai là vấn đề bức xúc không chỉ với giai đoạn triển khai dự án mà ngay ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án. Theo một chuyên gia thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân chính khiến thành phố chưa thể hoàn thành kế hoạch thu hút vốn năm 2005 là do vấn đề đất đai. Dù thành phố đã đề ra chương trình “5 sẵn sàng” bao gồm cả “sẵn sàng về đất” cho dự án nhưng chương trình này cũng không thành công do những khó khăn trong giải quyết vấn đề đất đai.

Cũng chính vì chưa có quy hoạch chi tiết về phát triển kinh tế của ngành, địa phương nên danh mục dự án kêu gọi đầu tư mà các địa phương đưa ra trong nhiều còn thiếu cụ thể, có những trường hợp chỉ mới dừng ở mức nêu tên dự án hay có trường hợp lại quy định quá chi tiết về hình thức đầu tư khiến nhà đầu tư cảm thấy gò bó, khó khăn trong lựa chọn dự án.

2.2.2. Các cơ quan, đơn vị có chuyên môn cao trong soạn thảo dự án FDI còn chưa nhiều:

Đặc trưng của dự án FDI là có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài cùng với những quy định khác nhau về thủ tục đầu tư giữa các nước. Do đó, những thông tin về pháp luật, chính sách liên quan tới đầu tư cũng như thủ tục đầu tư là những thông tin mà nhà đầu tư rất cần trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Dự án FDI được hình thành không chỉ dựa trên nỗ lực của nhà đầu tư mà rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư mà cụ thể là các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng như các đơn vị tư vấn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các cơ quan có chuyên môn cao trong hỗ trợ nhà đầu tư soạn thảo dự án FDI, tìm hiểu thị trường còn chưa nhiều.

2.2.3. Hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố:

Các hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn chồng lấn lên nhau, tính gắn kết giữa chương trình xúc tiến đầu tư mỗi tỉnh với các vùng, miền và chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia còn hạn chế, phổ biến tình trạng mạnh ai nấy làm dẫn tới có quá nhiều các hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư do các tỉnh tổ chức mà hiệu quả trong thu hút sự quan tâm với nhà đầu tư nước ngoài chưa cao, vẫn còn thiếu các chương trình xúc tiến đầu tư có phạm vi cả vùng, miền.

Bên cạnh đó, danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh chưa được kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. thông tin được cung cấp trong bản danh sách lại khiến các nhà đầu tư cảm thấy bị hạn chế sự linh hoạt khi đưa ra các quyết định đầu tư. Quy định về hình thức đầu tư và quy mô dự án trong bản danh sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư là một trong các thông tin kiểu này. Bản danh sách của Hà Nội thậm chí còn chứa đựng các con số ước tính vốn pháp định và vốn vay, phần vốn góp của bên Việt Nam, thời gian của dự án và tỷ lệ xuất khẩu,... Đây hầu hết là các vấn đề rất nhạy cảm cần nhiều sự tính toán và cân nhắc. Dù đó chỉ là các thông tin để tham khảo nhưng nó cũng phần nào khiến các nhà đầu tư cảm thấy bị hạn chế. Một vài nhà đầu tư còn cho rằng các bản danh sách này được đề ra trên cơ sở mối quan tâm của chính phủ chứ không phải của các nhà đầu tư và họ nghi ngờ về khả năng sinh lợi của dự án.

2.2.4. Công tác quản lý đầu tư còn có nhiều yếu kém:

Luật đầu tư chung 2005 đã thực hiện phân cấp triệt để trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho UBND các địa phương cũng như ban quản lý các khu công nghiệp trong quản lý hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình phân cấp này cũng bộc lộ một số yếu kém như:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 75)