Kinh nghiệm của một số nước trong hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuẩn bị đầu tư:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 84)

III. Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI thời gian qua (1988 – 2007)

1. Kinh nghiệm của một số nước trong hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuẩn bị đầu tư:

thực hiện chuẩn bị đầu tư:

1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, Trung Quốc đã rất thành công trong thu hút FDI vào nước mình nhờ liên tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài. Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt nam trong thu hút đầu tư nước ngoài nên những kinh nghiệm từ Trung Quốc rất có ý nghĩa đối với Việt nam trong tạo lập cơ chế hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong chuẩn bị đầu tư.

Bên cạnh việc cải thiện chính sách đối với các công ty có vốn nước ngoài đã đầu tư để tạo nên hình ảnh tốt lành, tạo sự an tâm nơi nhà đầu tư. Trung Quốc cũng có những biện pháp giới thiệu về môi trường đầu tư của mình rất tích cực tới nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn họ đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Trung Quốc. Hồi cuối thập niên 80, thế kỷ trước các lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc thường xuyên tiếp xúc và đưa yêu cầu cụ thể với những công ty đa quốc gia lớn mà họ muốn đầu tư, đến xây dựng các nhóm cứ điểm công nghiệp. Họ quảng bá điểm khác biệt trong các khu công nghiệp của đất nước mình, phát huy "giá trị gia tăng" của mình để thu hút đầu tư. Không chỉ ở cấp trung ương, mà các địa phương của Trung Quốc cũng đã rất tích cực trong việc thu hút FDI. Chẳng hạn thị trấn Đông Hoản gần đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, dù chỉ là thành phố mới nổi từ năm 1990, mà họ đã có văn phòng đại diện ở Tokyo để thu thập thông tin thị trường và tìm đối tác đến đầu tư.

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, sự phát triển và phân bổ các khu công nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc: lấp đầy và phát triển hiệu quả các khu công nghiệp

khai các khu công nghiệp tiếp theo. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã cắt giảm tới 500 khu công nghiệp, nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và lãng phí quỹ đất canh tác. Các hồ sơ xin duyệt và mở rộng các khu công nghiệp bị chững lại và nhiều nơi đã rút hồ sơ lập khu công nghiệp mới khỏi danh sách được phê duyệt. Từ đó ta có thể thấy Trung Quốc đã chú trọng hơn vào công tác quy hoạch sử dụng đất đai, tránh lãng phí tài nguyên.

1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan:

Thái Lan là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt nam về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế. Trong những thập niên gần đây, ngoài cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 có ảnh hưởng nặng nề tới dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan thì Thái Lan đã thu hút rất thành công dòng vốn FDI vào nước mình, đặc biệt trong phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các dự án FDI. Cũng như Trung Quốc, hồi cuối thập niên 80, các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc thường xuyên tham dự các hội nghị về xúc tiến đầu tư lớn, trực tiếp tiếp xúc với các tập đoàn đa quốc gia lớn để giải đáp các thắc mắc của họ.

1.3. Kinh nghiệm của Malaysia:

Ở Malaysia, cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia MIDA trực thuộc Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế là cơ quan thực hiện chức năng cấp phép và xét duyệt các ưu đãi về đầu tư. Để tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư trong thành lập và hoạt động của các dự án sản xuất, Malaysia có trung tâm dịch vụ tư vấn của MIDA gồm các công chức từ các cơ quan chủ chốt của Chính phủ. Bên cạnh đó, hình thức trung tâm dịch vụ một cửa cũng được thành lập ở cấp bang để hỗ trợ cho nhà đầu tư trong khâu chuẩn bị dự án đầu tư.

1.4. Bài học kinh nghiệm với Việt nam:

Qua kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia ta có thể thấy được một số bài học kinh nghiệm với Việt nam như:

Trong quá trình thu hút FDI cần có những quy hoạch cụ thể trong sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng, từ đó nhà đầu tư mới có thể dễ dàng có được các thông tin về quy hoạch của nơi mình định đầu tư nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Vai trò của cơ quan hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ trong chuẩn bị đầu tư là rất quan trọng. Văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp như trong trường hợp của Malaysia có tác động hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư vốn e ngại cac thủ tục hành chính phức tạp cũng như những khác biệt về hệ thống luật pháp mà nhà đầu tư vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ.

Thông tin về các dự án đầu tư thành công có ý nghĩa rất lớn: hình ảnh các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tốt có thể mang lại một hiệu quả thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài trong tìm hiểu cơ hội đầu tư. Ngược lại nếu có nhiều các thông tin về những dự án đầu tư kém hiệu quả thì rất khó kiểm soát được các tác động tiêu cực tới việc thu hút đầu tư . Thành công của các tập đoàn Unilever, P&G, Coca Cola, Volkswagen và Boeing tại Trung Quốc đã tạo được ấn tượng rất tốt đẹp với giới đầu tư quốc tế.

Bên cạnh các thủ tục được giảm bớt, cần có một ủy ban xúc tiến đầu tư. Uỷ ban xúc tiến đầu tư là cơ quan chính trực tiếp quan hệ với các nhà đầu tư, nên có một vị trí tương đối trong cơ cấu của Chính phủ và độc lập với các bộ phận khác, nhất là các cơ quan liên quan đến kế hoạch,thực hiện chức năng quản lý tài sản Nhà nước. Một cơ cấu như vậy sẽ đưa tới cho các nhà đầu tư thông điệp là” đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế như bất kỳ hoạt động nào khác” và một thông điệp khác nữa là “cơ quan này sẽ đại diện cho các nhà đầu tư làm lợi cho Chính phủ, chứ không phải đại diện cho Chính phủ làm lợi cho các nhà đầu tư”. Bên cạnh đó, ủy ban này có tác dụng thúc đẩy các biện pháp nhằm tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài trong tìm hiểu thông tin về chính sách, ưu đãi cũng như trực tiếp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.

Sự cam kết cũng như các ưu đãi từ phía Chính phủ có tác động lớn tới nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường mong muốn có được sự cam kết từ các nhà lãnh đạo cao cấp về mục tiêu nhất định sẽ đạt được trong tương lai. Một bài thuyết trình hoặc một lời mời đầu tư chung chung sẽ không mấy tác dụng. Cần phải nhấn mạnh vào

một khía cạnh nào đó của hoạt động FDI, ví dụ như “Những hoạt động và nỗ lực của Chính phủ sẽ tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư”.

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w