Nhà đầu tư chưa thích nghi với hệ thống pháp luật của Việt nam cũng như thiếu năng lực tài chính thực hiện dự án:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 71)

III. Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI thời gian qua (1988 – 2007)

2.1.2.Nhà đầu tư chưa thích nghi với hệ thống pháp luật của Việt nam cũng như thiếu năng lực tài chính thực hiện dự án:

2. Các tồn tại trong công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI:

2.1.2.Nhà đầu tư chưa thích nghi với hệ thống pháp luật của Việt nam cũng như thiếu năng lực tài chính thực hiện dự án:

cũng như thiếu năng lực tài chính thực hiện dự án:

Với đặc điểm là nước đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nên các quy định của Việt nam vẫn chưa đầy đủ, đang hoàn thiện dần nên có thể rất khác so với nước sở tại của nhà đầu tư cũng như với các nước: Thái Lan, Brazil…. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài khi chuẩn bị đầu tư nói riêng cũng như thực hiện dự án nói chung cần có sự thích nghi, được thể hiện thông qua tìm hiểu kĩ các quy định trong soạn thảo dự án cũng như thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, tránh các sai sót dẫn tới kéo dài thời gian cũng như chi phí của mình. Một số hồ sơ dự án vẫn có những sai sót như: không nộp đủ tài liệu quy định hay dự án có chuyển giao công nghệ mà không kèm hợp đồng chuyển giao công nghệ là minh chứng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những khó khăn trong thích nghi với hệ thống pháp luật của Việt nam. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã lách luật, vi phạm pháp luật của Việt nam như hối lộ cho các cơ quan quản lý về đầu tư để cấp phép cho dự án của mình cũng như đưa ra các dự án chỉ nhằm mục tiêu giữ được chỗ đất đẹp hay sang nhượng dự án khi đã được cấp chứng nhận.

Ngoài ra, một tồn tại khác là nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình soạn thảo dự án đã lựa chọn các dự án vượt quá khả năng tài chính của mình. Đây là một nguyên nhân khác khiến cho các dự án FDI khi tiến hành gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án trở thành các dự án treo. Điều này cũng thể hiện nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư đã thực hiện chưa tốt dẫn tới lựa chọn dự án quá tầm mà mình không có đủ năng lực tài chính để thực hiện gây tổn thất ở giai đoạn triển khai hay vận hành dự án. Có thể lấy ví dụ như công ty Lobana của Australia tuy chỉ có quy mô nhỏ nhưng lại ký hợp đồng với công ty Seaprodex và một số công ty khác ở 5 tỉnh miền Trung để thành lập doanh nghiệp nuôi tôm xuất khẩu, quy mô lên tới 100 triệu USD, do bên nước ngoài không tìm được nguồn vốn cho dự án nên dự án cũng phải chấm dứt hoạt động.

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 71)