Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 55 - 57)

1.Về sản xuất: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, năng lực và vai trò của các HTX. Phát triển kinh tế HTX, các tổ hợp tác chuyên sản xuất rau để tạo điều kiện cho việc xây dựng mô hình chuyên canh sản xuất rau an toàn, rau an toàn với quy mô lớn. Dần hình thành vùng sản xuất rau tập trung kết hợp với việc thực hiện các quy trình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV đúng yêu cầu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất như nhà lưới, tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau an toàn: đặc biệt là chú ý đến vấn đề nước tưới- xây dựng hệ thống nước sạch cho tưới rau.

Theo dự báo của Sở NN&PTNT Hà Nội, nhu cầu rau của Thành phố đến năm 2010 là 362.000 tấn. Tuy nhiên đến nay tổng sản lượng rau sản xuất ra ở Hà Nội đạt 205.218 tấn, đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu rau của người dân và phần còn lại được cung cấp bởi các tỉnh khác, đặc biệt là trong thời gian trái vụ. Như vậy nhu cầu rau ở Hà Nội là rất lớn đặc biệt là nhu cầu rau an toàn. Do vậy trong những năm tới Hà Nội cần có những giải pháp phù hợp, phải nỗ lực rất lớn để mở rộng diện tích, tăng năng suất và chất lượng rau an toàn bảo đảm tiêu chuẩn VSATTP, mới đáp ứng được nhu cầu trên.

- Phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng bền vững không chỉ làm tăng thu nhập cho người sản xuất, mà còn góp phần giải quyết vấn đề lao động trong nông thôn, không những bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Thủ đô.

- Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở lựa chọn phương thức sản xuất công nghệ phù hợp, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, áp dụng phương thức sản xuất rau an toàn truyền thống kết hợp với sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, nhà

kính, thuỷ canh, đồng thời ứng dụng những công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, và chất lượng sản phẩm.

- Phát triển mạnh hình thức hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa phục vụ cho xuất khẩu những chủgn loại rau an toàn có thế mạnh.

2. Về tiêu thụ

Căn cứ vào dự báo phát triển dân số Hà Nội đến 2010. Trong thời kỳ tới, dân số tăng nhanh về tự nhiên và cơ học nên nhu cầu thực phẩm tăng. Mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn của Hà Nội là khai thác ở mức tối đa khả năng sản xuất tại chỗ với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đầu tư thâm canh cao đạt năng suất và chất lượng rau cao, đảm bảo chất lượng vệ sinh, phấn đấu ổn định mức cung cấp cho nhu cầu rau của người dân thủ đô như hiện nay và tiếp tục nâng cao uy tín của các cơ sở sản xuất rau an toàn.

- Có một kế hoạch Marketing, quảng cáo về rau an toàn, thông tin rộng rãi về điểm bán, đặc điểm rau an toàn và nguồn gốc của rau…

- Có chính sách giá cả hợp lý để có thể bán với khối lượng lớn, đảm bảo thu nhập ổn định cho người buôn bán.

- Tìm cách cho việc mua hàng thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian và thủ tục thanh toán, cải thiện dịch vụ để tạo lòng tin và tăng số lượng khách hàng.

- Đào tạo nhân viên bán hàng để cung cấp cho khách hàng những thông tin về nguồn gốc và điều kiện sản xuất rau, quy trình kỹ thuật và phương pháp sơ chế, chế biến…

- Tổ chức bán khuyến mại: bằng cách giảm giá, hoặc bằng cách tặng quà là những gia vị đi kèm (có nguồn gốc khác nhau) hoặc khuyến mại thêm rau, chi phí tặng quà không nhiều nhưng sẽ đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng và làm hài lòng khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w