III. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội 1 Tổ chức quản lý thị trường rau an toàn
2.2. Hệ thống các cửa hàng kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội.
Qua khảo sát trên thị trường Hà Nội tổng sản lượng rau bình quân mỗi năm đạt khoảng 151.827 tấn trong đó khối lượng rau an toàn vào khoảng 51.827 tấn. Mức tiêu thụ rau bình quân 52kg.người.năm rau ngoại thành mới chỉ đáp ứng được 40%. khối lượng rau an toàn mới chỉ đáp ứng cho bộ phận dân cư nhỏ ở nội thành.
Theo thống kê trên địa bàn thành phố lượng rau tiêu thụ hàng ngày vào khoảng 850 tấn.ngày nếu tính bình quân mỗi người mua 2 lạng rau, mạng lưới kinh doanh phong phú gồm 48 siêu thị, 270 trung tâm thương mại, 270 các chợ, hàng chục vạn người tiểu thương nhỏ tham gia kinh doanh.
Với hơn 3 triệu người dân nhu cầu rau xanh ở Ha Nội là rất lớn dựa vào nguồn cung cấp từ các tỉnh bạn, nguồn cung cấp rau co Hà Nội chủ yếu là các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hưng Yên, Trung Quốc…(khoảng 60%), nguồn cung tại chỗ (khoảng 40%).
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có một hệ thống cửa hàng kinh doanh rau khá phong phú như: cửa hàng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Green Mart 105 A5 Giảng Võ, cửa hàng thực phẩm Thành Công D2- Giảng Võ, cửa hàng thực phẩm chợ Hôm, Kim Liên, siêu thị Seiyu Phạm Ngọc Thạch… hầu hết tập trung ở những nơi dân cư đông. Bên cạnh những cửa hàng rau an toàn uy tín về chất lượng thì số lượng cửa hàng bán trà
trộncả những loại rau không đảm bảo không phải là ít, có nhiều cửa hàng tự treo biển rau an toàn nhưng không có giấy chứng nhận của Sở Thương Mại. Theo số liệu điều tra sơ bộ của chi cục BVTV Hà Nội ước tính có hàng trăm cửa hàng, quầy, siêu thị kinh doanh bán rau, trong đó nhiều cửa hàng treo biển rau an toàn. Hầu hết các cửa hàng này đều lấy rau từ các chợ đầu mối hoặc các chủ đưa rau tư nhân không chứng minh được nguồn gốc chính xác và độ tin cậy của sản phẩm, vì vậy đa số người tiêu dùng đều cảm thấy băn khoăn và không mấy tin tưởng vào chất lượng rau an toàn ở các cửa hàng này. Mạng lưới tiêu thụ rau an toàn được thể hiện trên sơ đồ:
Qua chợ bán lẻ+ giao trực tiếp theo hợp đồng Chợ bán buôn+ giao trực tiếp
Giao theo hợp đồng
Hình thức tiêu thụ phổ biến ở Hà Nội hiện nay là: Người trồng rau sạch (hộ nông dân, trang trại…) Người tiêu dùng cá nhân (các hộ gia đình) Người tiêu dùng tập thể( nhà máy, khách sạn, nhà trẻ, nhà ăn tậpthể
Người thu gom Người bán
nhỏ lẻ Người bán buôn
Cửa hàng, siêu thị Người bán
Do phân phối và tiêu thụ rau thông qua nhiều khâu, chi phí lưu thông qua kênh này là rất lớn, riêng hao hụt khống lượng rau qua kênh này có thể lên tới 30%.
Tuy nhiên từ khi ngành sản xuất rau an toàn được hình thành, khối rau an toàn được hoà nhập với khối rau thông thường qua 4 kênh phân phối rau tới tay người tiêu dùng, ssản xuất rau an toàn đòi hỏi có chi phí cao hơn vì vậy phải bán giá cao hơn so với rau thông thường thì mới có thể bù đắp được chi phí và có lãi. Một bộ phận đáng kể người tiêu dùng (người có thu nhập trung bình trở lên) sẵn sàng trả giá cao hợp lý nếu họ có đủ cơ sở tin tưởng rằng rau họ mua là rau an toàn. Trong thực tế một khối lượng nhất định rau an toàn được tiêu thụ qua quan hệ trực tiếp giữa những người trồng rau với các nhà máy chế biến, siêu thị, cửa hàng, các khách sạn, nhà trẻ và các gia đình…Do có sự đảm bảo tin tưởng lẫn nhau giữa những người sản xuất và người tiêu dùng, khối lượng rau tiêu thụ qua kênh này được giá cao khá ổn định, tuy nhiên một phần rau an toàn còn lại được tiêu thụ theo các kênh tiêu thụ rau thông thường.
Đối với kênh phân phối rau thông qua nhiều khâu trung gian trên thực tế diễn ra rất nhiều, chính điều này đã ảnh hưởng tới lợi ích của người trồng rau, vì qua nhiều khâu trung gian thì lợi ích phải phân bổ qua từng khâu mà người phân phối đuợc hưởng nhiều lợi ích hơn, còn người sản xuất có lợi ích giảm dần. Mặt khác do đặc điểm của rau có chu kỳ ngắn nếu thời gian lưu thông càng dài thì độ tươi ngon của rau khi đưa tới tay người tiêu dùng chắc chắn giảm thoe. Vì vậy các cơ sở sản xuất rau an toàn phải lựa chọn kênh tiêu thụ rau an toàn sao cho hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất cho cơ sở mình.
Và trong một thực tế nghiên cứu nhận thức thái độ của người tiêu dùng Hà Nội, kết quả phân tích tìm hiểu năm 2003 -2006 cho thấy nhóm người tiêu dùng có trình độ văn hoá nghề nghiệp, thu nhập và độ tuổi khác nhau có hiểu biết và thái độ tiêu dùng sản
phẩm rau an toàn là khác nhau. Đối với những người có trình độ văn hoá cấp III trở lên, công chức và tuổi từ trung niên trở lên thì có nhu cầu cao với rau an toàn do họ nhận thức được việc tiêu dùng sản phẩm rau thông thường hiện nay là rất có hại cho sức khoẻ do độ ô nhiễm cao, đây cũng là nhóm người luôn quan tâm và tiếp cận với các thông tin khuyến cáo về tác hại sử dụng rau không an toàn, ngược lại người tiêu dùng có thu nhập thấp, trình độ văn hoá thấp thì hầu như không quan tâm tới việc tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.Khi được hỏi ý kiến đánh giá xem đối tượng nào sẽ là người tiêu dùng chủ yếu rau an toàn thì có trên 60% ý kiến cho rằng các gia đình giàu có, người có trình độ học vấn, công chức và các bếp ăn tập thể, nhà hàng cao cấp là những đối tượng sẽ mua rau an toàn nhiều nhất, vì họ quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm và họ có điều kiện làm việc đó.
Bảng 5: Đối tượng mua rau an toàn chủ yếu
Đối tượng Tỷ lệ trả lời (%)
Người có thu nhập cao 80
Tầng lớp trí thức 60
Cán bộ 70
Người sống gần siêu thị, cửa hàng 35
Bếp ăn tập thể, nhà hàng 67
Người có thời gian rảnh rỗi 4
Nguồn: Tổ chức ADDA
Như vậy trong quá trình tuyên truyền, marketing sản phẩm bên cạnh nâng cao nhận thức và mối quan tâm của người tiêu dùng rau an toàn nói chung nên tập trung vào đối tượng có khả năng mua rau an toàn như: tầng lớp trí thức, người có thu nhập cao, cán bộ viên chức,nhà hàng cao cấp, bếp ăn tập thể.
Đi sâu tìm hiểu, phân tích nhận biết và sở thích người tiêu dùng cho thấy: người tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc phân biệt sản phẩm rau an toàn và rau thường. Đánh giá trực quan về thì người tiêu dùng hiện nay khi họ quyết định tiêu dùng một sản phẩm rau nào đó thì rau phải có hình thức, mẫu mã đẹp, không sâu, trong đó có rất ít người tiêu dùng lại lựa chọn một loại rau nào mẫu mã không đẹp thậm chí sâu. Nhưng người
tiêu dùng đâu biết rằng hầu hết rau an toàn có hình thức không đẹp bằng rau thường, do vậy rau an toàn thường khó bán và chỉ bán bằng mức giá rau thông thường. Kết quả là người sản xuất rau an toàn thường có thu nhập thấp hơn do năng suất rau an toàn thường thấp hơn rau thông thường. Tuy nhiên dấu hiệu đáng mừng cho người sản xuất là khoảng 60% người tiêu dùng sẵn sãng trả mức giá cao hơn sản phẩm rau thông thường nếu đảm bảo sản phẩm rau mà họ mua là rau an toàn mặc dù mức giá chấp nhận của người có thu nhập và trình độ khác nhau là khác nhau.
Bảng 6:Quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng
Lý do Tỷ lệ (%)
1- lý do mua rau an toàn
- Gần nhà và tiện đường 65
- Rau tươi 25
- Chủng loại rau an toàn đa dạng 20
- Tin rằng rau an toàn hơn 87
2- Lý do không mua rau an toàn
- không thuận tiện 40
- Giá đắt hơn 15
- Không tin vào chất lượng rau an toàn 90 3- Sẵn sàng trả giá cao hơn
- Từ 10% đến 50% 65
- Từ 50% đến 100% 45
4- Địa điểm mua rau an toàn tin cậy
- Siêu thị 95
- Cửa hàng rau an toàn 85
- Quầy rau an toàn ngoài chợ 30
- Người bán rong quen thuộc 20
Nguồn: Tổ chức ADDA
Hiện tại đa số rau an toàn bán với giá thấp hơn do người tiêu dùng chưa có nhận thức rõ trong việc tiêu dùng sản phẩm này, đồng thời năng suất thấp hơn rau thông thường nhưng người sản xuất họ vẫn có lãi do giảm bớt được phần chi phí thuốc trừ sâu,
phân hoá học. Như vậy nếu thị trường rau an toàn được tổ chức tốt ở Hà Nội thì đây là một trong những dấu hiệu quyết định phát triển rau an toàn trên đất Hà thành.